Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2022

Tấm ảnh 13 năm trước.

Hình ảnh
 Đã 5 giờ chiều,  trong phòng hỏi cung của an ninh điều tra bộ công an không khí oi ả, một người từ bên ngoài bước vào ôm vai tôi nói rất chân tình. - Anh Hiếu, tí nữa sếp vào đây. Anh vẫn làm việc như đang làm, anh vẫn chối cũng được. Nhưng về thái độ xin anh giữ chút, vì sếp cũng lớn tuổi rồi. Tôi gật đầu, vì tôi ngồi quay lưng với cửa ra vào, khi tôi thấy người thượng tá trước mặt ngẩng đầu lễ phép chào ai đó mới vào, tôi quay lại nhìn một người đàn ông tóc bạc đang vào cùng cậu ban nãy. Tôi chào ngắn gọn. -Chào chú. Người đàn ông tóc bạc mới vào gật đầu đáp lại, rồi ngồi bàn bên cạnh, cậu đi theo rót nước kính cẩn mời. Ông ta hất nhẹ cằm, thượng tá cầm bút tiếp tục hỏi và lấy lời khai của tôi. Tôi biết người mới vào đang theo dõi tôi, không khí đặc sệt và thời gian trôi rất chậm, tôi vẫn trả lời theo cái lối mình đã trả lời từ sáng đến giờ. Người đàn ông tóc bạc quan sát tôi đã hơn nửa tiếng, ông đứng dậy thở hắt một cái rồi nhìn tôi nói. - Cậu là người có bản lĩnh đấy. Tôi cúi đầu

Nga tuyên truyền Đức là phát xít.

Wladimir Solowjow nhân vật truyền thông chuyên bình luận về thời sự nổi tiếng hiện nay của Nga đã có một chương trình nói chuyện có tên ´´´buổi tối cùng Wladimir Solowjow ´´ phát trên truyền hình Nga 1 ( dạng như VTV1 của Việt Nam ). Nhân vật này đã có những động tác như sĩ quan phát xít Đức để mô tả về thủ tướng Đức hiện nay là ông Scholz và gọi ông là lũ khốn. Nguyên nhân sự tức tối của Nga là clip ông Scholz đến thăm binh lính Ucraina làm quen với xe tăng của Đức ở khu huấn luyện quân sự ở Holstein vùng Đông Bắc nước Đức . 30 chiếc xe tăng Gepard này sẽ được chuyển giao cho Ucraina khi họ đã được huấn luyện sử dụng thành thục. Minh hoạ chương trình NVT1 là hình ảnh thủ tướng Đức Scholz đứng trước xe tăng ghép hình với thống chế Hitler. Wladimir Solowjow đặt câu hỏi rằng tại sao chúng ta ( người Nga) phải chờ đợi những chiếc xe tăng này xuất hiện ở Ucraina. – Nếu chúng ta biết rằng Đức quốc xã đang huấn luyện bọn cướp Ucraina trên đất Đức, tại sao chúng ta phải chờ đợi ở mặt trận, ch

Đế chế Tân Tạo suy tàn.

Trong những tập đoàn đình đám ở Việt Nam thì Tân Taọ của Đặng Thị Hoàng Yến hình thành từ sớm nhất, trong khoảng những năm từ 1995 đến 2005 gần như chị em bà Yến là người giàu nhất Việt Nam, 10 năm tiếp theo đó tuy không đứng ở vị trí thứ nhất những chị em nhà Tâm Yến vẫn là những cái tên đại gia hàng đầu khi sở hữu khu công nghiệp Tân Tạo. Là con của cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, chị em nhà Yến Tâm có lợi thế để thiết lập những quan hệ với những lãnh đạo cấp cao Việt Nam, qua đó dành được những giấy phép ưu ái về đầu tư hạ tầng cơ sở, đặc biệt trong lĩnh vực khu công nghiệp vào thời điểm Việt Nam đang có chính sách phát triển mảng bất động sản này nhằm thu hút những nhà đầu tư nước ngoài. Bà Yến cũng được cho là người đứng sau bỏ tiền vận động để hai bí thư thành uỷ TPHCM là Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang nắm được chiếc ghế chủ tịch nước. Cuộc đời và sự nghiệp của bà Yến có bước ngoặt lớn khi ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng kình địch nhau, bà Yến phải chạy sang Mỹ

Những phiên toà tăm tối.

 Nếu Bộ Ngoại Giao, cơ quan an ninh, tuyên huấn và ban chỉ đạo nhân quyền ra rả về công bằng, quyền con người bao nhiêu thì toà án Việt Nam là nơi chính danh bác bỏ những luận điệu ấy bấy nhiêu. Năm 2011 tôi đang đi dạo ở Hồ Gươm, hai tay đút túi quần thong dong thì bị bốn người an ninh mặc thường phục tống lên xe ô tô , sau đó tôi được đưa về trụ sở an ninh thành phố Hà Nội. Khi người hỏi cung bắt đầu ghi chép những dòng đầu tiên, tôi hỏi. - Tôi tội gì mà các ông bắt vào đây? Người hỏi cung trả lời thản nhiên. -Rất nhiều người hỏi như anh, phải có gì mới bắt vào đây, chứ không ai bắt người không có tội cả. Tôi đáp lại. - Thì không có tội mới hỏi thế, chẳng người vô tội nào bị bắt mà không hỏi vậy. Chúng tôi cãi qua cãi lại một hồi lâu, tôi vặn vẹo xoáy vào chuyện từ lúc đi dạo bờ hồ rồi bị nhóm người bắt vào, tôi đề nghị trả lời nhóm đó là ai, thuộc đơn vị nào hay là dân. Việc bắt dựa trên căn cứ nào, đơn thư báo cáo, tình huống phạm tội quả tang, nạn nhân , bị hại báo cáo ...hay chuy

Y tế khó khăn.

 Ông Phúc gặp cử tri ở TPHCM và để giáo sư Trần Đông A phát biểu về khó khăn của ngành y tế , ông A cho rằng việc bắt bớ Việt Á là tốt nhưng nó để lại hâụ quả là nhiều bệnh viện không dám mua sắm thiết bị, vật phẩm. Dẫn đến khó khăn , thiếu thốn khiến nhân dân phải chịu thiệt thòi. Sở dĩ nói là ´´´để ´´´ vì những buổi gặp cử tri đưa câu hỏi và đại biểu trả lời như vậy ở nước ta đều được sắp sẵn từ trước. Như phát súng mở đầu khai hoả, từ đó đến nay ngành y tế liên tục kêu khó khăn, nhiều người nói rằng đội ngũ nhân viên còn bỏ việc vì lương thấp. Đỉnh điểm trong làn sóng liên tục kêu ca khó khăn thiết bị y tế, mới đây bệnh viện Chợ Rẫy còn đưa ra hình ảnh dao mổ giá rẻ rạch ba lần không đứt da. Hình ảnh bác sĩ mổ rạch trên da thịt người cứa đi cứa lại mấy lần không xong, chắc chắn sẽ gây ấn tượng hoảng sợ trong nhân dân.  Trước đây ngành y tế không thấy kêu khó khăn, trong lúc dịch bệnh căng thẳng, hình ảnh của họ được báo chí đưa như những người chiến sĩ anh hùng, đủ mọi câu chuyện tố

Lính vớ vẩn.

 Tóm tắt vụ việc. Bà Hồ Thị Kim Thoa đến Pháp bằng hộ chiếu của nước khác, bà trú tại Paris trong một ngôi nhà của cặp vợ chồng bạn thân. Công an Việt Nam điều 2 phụ nữ, một người phiên dịch kiêm liên lạc và một người là chuyên gia về gây mê, cùng với 6 chiến sĩ an ninh được tuyển chọn từ nhiều đơn vị, vùng miền khác nhau để thực hiện việc đưa bà Thoa trở lại Việt Nam. Sau nhiều ngày theo dõi bên ngoài, nhóm an ninh Việt Nam bám theo xe chở bà Thoa và một nam, một nữ đi Annecy. Nhóm an ninh Việt Nam dùng hai xe, một xe quăng đinh làm xịt lốp, một xe mở cửa và xịt thuốc mê. Bắt gọn bà Thoa cùng đôi nam nữ kia. Nhưng khi làm việc thì cả 3 đều mang hộ chiếu Trung Quốc.  An ninh Việt Nam và đại diện ngoại giao Việt Nam  bàn bạc với đại diện TQ, thống nhất đưa bà Thoa cùng đôi nam nữ với 6 chiến sĩ an ninh về sân bay Tân Sơn Nhất, trên một chuyến bay của hàng không Trung Quốc. Chuyến bay đăng ký từ Paris về TSN khởi hành được hơn 1,5 tiếng. Phía Việt Nam đã soạn sẵn khu giam riêng biệt cho

Gác bàn phím ?

Trang bloge Người Buôn Gió và trang Facebook Người Buôn Gió hơn hai trăm nghìn theo dõi và trang Fanpage Người Buôn Gió gần 80 nghìn thẽo dõi có từ mười mấy năm nay, đã bị Google và Facebook khai tử vĩnh viễn. Mặc dù mình đã đưa ra những bằng chứng rằng mình không vi phạm bản quyền bài viết, tất cả các bài viết bị báo cáo vi phạm đều là bài do mình viết đăng lên. Có một kẻ đã copi bài viết của mình, rồi chỉnh sửa một stt cũ, bài viết cũ của hắn, sau đó dán bài mình vào đưa lên.  Như vụ Việt Á kẻ đó dán bài mình vào stt, bài viết từ năm 2018 và báo cáo mình lấy trộm bản quyền bài viết. Năm 2018 đã làm gì có covid mà có dịch. Mình chụp đầy đủ bằng chứng chỉnh sửa, nhưng cả hai bọn Facebook và google không giải quyết.  Mình lập trang fanpage mới, nhưng cứ được hơn hai chục nghìn theo dõi là bị xoá mất không rõ lý do luôn, Facebook chỉ báo cáo là vi phạm nội quy. Đến khi mình lập cái Fanpage khác thì chỉ mười mấy giây sau bị mất với lý do địa chỉ IP của mình luôn vi phạm nội quy Facebook.

Cây xương xông quê ngoại.

 Đầu tiên thứ lỗi vì tôi không biết viết chính xác là xương xông hay xương sông. Tôi tra google hầu hết là xương sông. Nhưng tôi vẫn cố viết là xương xông vì trong ký ức tuổi thơ mà tôi viết dưới đây, từ ngữ ấy đã ăn sâu trong tiềm thức. Tôi e ngại nếu như viết như Google sẽ ảnh hưởng đến mạch viết mỗi khi viết đến từ này. Quê ngoại tôi ở làng Phụng Công, Thường Tín, Hà Tây cũ. Đi từ Hà Nội qua Văn Điển, Ngọc Hồi đến Quán Gánh thì rẽ phải, đi qua làng Nhị Khê rẽ trái men theo sông là đến làng bà ngoại tôi. Những năm 1980 theo mẹ về quê, đầu tiên mẹ con tôi đi xích lô đến bến xe Kim Liên, nó ở ngã ba đường Lê Duẩn và Trần Nhân Tông bây giờ, sau đó đi xe khách đến Thường Tín. Quãng được chắc chỉ 13 km trên xe khách nhưng mà đi cũng mất cả tiếng đồng hồ. Đến Quán Gánh thì mẹ con tôi đi bộ tầm 4 km đến nhà bà. Bé mà theo mẹ về quê thì chỉ có là vào  dịp nghỉ hè. Hai mẹ con tôi đi bộ trên con đường nắng như đổ lửa , may có hàng cây thưa đi một tí lại có bóng mát, đến gần đầu làng Nhị Khê có