Y tế khó khăn.

 Ông Phúc gặp cử tri ở TPHCM và để giáo sư Trần Đông A phát biểu về khó khăn của ngành y tế , ông A cho rằng việc bắt bớ Việt Á là tốt nhưng nó để lại hâụ quả là nhiều bệnh viện không dám mua sắm thiết bị, vật phẩm. Dẫn đến khó khăn , thiếu thốn khiến nhân dân phải chịu thiệt thòi.

Sở dĩ nói là ´´´để ´´´ vì những buổi gặp cử tri đưa câu hỏi và đại biểu trả lời như vậy ở nước ta đều được sắp sẵn từ trước.

Như phát súng mở đầu khai hoả, từ đó đến nay ngành y tế liên tục kêu khó khăn, nhiều người nói rằng đội ngũ nhân viên còn bỏ việc vì lương thấp.

Đỉnh điểm trong làn sóng liên tục kêu ca khó khăn thiết bị y tế, mới đây bệnh viện Chợ Rẫy còn đưa ra hình ảnh dao mổ giá rẻ rạch ba lần không đứt da. Hình ảnh bác sĩ mổ rạch trên da thịt người cứa đi cứa lại mấy lần không xong, chắc chắn sẽ gây ấn tượng hoảng sợ trong nhân dân.

 Trước đây ngành y tế không thấy kêu khó khăn, trong lúc dịch bệnh căng thẳng, hình ảnh của họ được báo chí đưa như những người chiến sĩ anh hùng, đủ mọi câu chuyện tốt đẹp về họ. Có cả chuyện bác sĩ nào đó dứt ống thở của mẹ mình để nhường cho người khác.

Nhưng từ khi ông Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng từ Anh về, ông cho bắt một loạt cán bộ y tế câú kết với gian thương nâng giá thiết bị, vật phẩm y tế và tạo thành làn sóng bắt bớ mạnh nhân viên, cán bộ y tế...thì từ đó đến nay ngành y tế bắt đầu vào cuộc kêu ca ai oán đổ rằng do bắt bớ như thế nên chẳng ai dám mua bán vật tư thiết bị y tế gì. Rồi không dám mua đồ đắt, phải mua đồ rẻ mà dùng nên dẫn đến cảnh bác sĩ rạch ba nhát chưa đứt da người. Những kêu ca này đều xuất phát từ bệnh viện công.

Thủ tướng Chính và bộ trưởng Lan ra sức vỗ về, động viên ngành y tế và bàn bạc tìm cách khắc phục tình trạng thiếu thiết bị y tế, vật phẩm và tư duy sợ không dám mua vì lo công an bắt.

Tuy nhiên ông Chính cũng nói là giá dịch vụ y tế hiện nay quá cao, ông đưa ra con số.

-Theo Ngân hàng Thế giới, chi phí từ tiền túi của người dân Việt Nam cho y tế vẫn tiếp tục gia tăng, kể từ năm 2010 (37,42%), đến 2019 là 42,95% tổng chi cho dịch vụ y tế; cao thứ 3/11 ở khu vực Đông Nam Á (sau Myanmar 75,95%; Campuchia 64,39%); cao hơn trung bình chung của thế giới (ở mức 18,01%).

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là một đối tác cung cấp nhiều sản phẩm y tế cho các bệnh viện vừa bị khởi tố và truy nã mới đây, bà Nhàn được biết là người có quan hệ thân thiết với ông Chính.  Nếu nhìn theo góc độ nào đó thì vụ bà Nhàn là bên công an muốn nắm thóp ông Chính, nhưng nếu suy theo hướng tích cực thì đây là việc trảm người thân nêu gương của chính phủ nhiệm kỳ mới để chấn chỉnh bộ y tế. Từ bộ trưởng, thứ trưởng đến nhân viên, người thân, phe phái ( dạng Phan Quốc Việt mà Nguyễn Công Khế lăng xê ).

Nếu chúng ta để ý kỹ thì những vụ bắt Trầm Bê, Đinh La Thăng...các cây bút đình đám cõi mạng, các nhà báo, các báo liên tục ra bài cổ vũ công an. Thậm chí họ còn tô vẽ những đối tượng bị bắt thành những tên tội đồ, bất nhân, tham tàn như Osin Huy Đức kể Thăng uống rượu Tây như uống máu người dân, hay Trầm Bê với thú chơi xa hoa và thủ đoạn thâm độc này nọ..nhưng đến khi Phan Quốc Việt , Nguyễn Thanh Long bị bắt thì bọn Kols này không hề ca ngợi công an như trước kia chúng từng ca ngợi bắt các đối tượng khác. Trái lại chúng còn bênh vực khéo đó là lỗi của cơ chế, ai làm cũng khó tránh được.

Vấn đề chính ở đây là gì?

Là y tế là miếng ăn béo ngậy suốt từ bao năm qua, tuy kêu lương thấp nhưng các bạn vào viện sẽ chẳng thấy bác sĩ nào nghèo cả, họ rất giàu đằng khác, bạn có thể nghe họ nói chuyện đầu tư mua đất, nhà hay du lịch ở đâu, dùng đồ hiệu gì chất....bao năm qua họ như một lãnh địa riêng như một đặc khu, họ có thể mua than tre hay thuốc giả cho người mắc bệnh ung thư. Họ có thể kê đơn thuốc lằng nhằng mà chỉ có cửa hàng thuốc họ chỉ đến mới đọc được. Họ có thể để một người như người nhà bệnh nhân trong viện, sẵn sàng tận tình mách nước cho người nhà bệnh nhân khác phải phong bì bao nhiêu, đưa cho ai. Tất nhiên một khi họ chuyên tâm, họ cũng là những người tâm huyết với nghề, tận tình với công việc như bao nhiêu ngành nghề khác. Chuyện này không phải khen ngợi mà đương nhiên nghề nào cũng có sự tận tâm, từ chị lao công quét rác trong đêm để sáng mai đường sá sạch bong cũng tận tâm với nghề như vậy.

Đến khi người ta quá bức xúc lên án ngành y tế , bức xúc này có từ mấy nhiệm kỳ trước. Đến nhiệm kỳ này người ta ra tay chấn chỉnh. Thì ngành y tế dưới sự kích động của những người như ông Phúc ( vợ ông là chủ mưu vụ Việt Á ) toàn ngàng y tế quay ra ăn vạ, làm mình làm mẩy. Ca thán rằng lương thấp, phụ cấp không có nọ kia.  Thực sự mà chính phủ có quy định trả lương cho bác sĩ thường 30 triệu, trưởng khoa 50 triệu, giám đốc bệnh bệnh viện 70 triệu. Tức gấp mấy lần các ngành nghề khác thì họ cũng chẳng bằng lòng, vì tiền ấy đâu đủ mua xe ô tô, nhà to, du lịch nước ngoài, con cái đi học nước ngoài. Cái họ cần thực chất là tiền bệnh nhân hối lộ, tiền hoa hồng mua thiết bị, thuốc men, vật phẩm mới là chính. Quan chức cũng kiếm chác trên xương máu của dân, cướp đất của dân thì tại sao họ lại không lấy tiền của dân khi chữa bệnh cho dân?

Nói đi cũng nói lại, đám công an thực hiện nhiệm vụ chấn chỉnh y tế cũng mượn gió bẻ măng, tiện tay bắt nhầm hơn bỏ sót, bắt nhiều lấy chiến công nhiều. Có những người không đáng bắt vì họ bị cấp trên chỉ đạo, khó mà không làm, bắt thì quy tội cũng phải chăng cho có lý nhưng cũng có tình. Đằng này mày liên quan , không oẹ tiền bố cho đi tù làm thành tích. Nên bọn nhóm lợi ích y tế được thể lăn quay cào mặt ăn vạ, những người làm y tế trung thực cũng sợ không dám dây.

Có thể thấy chủ ý của những người lãnh đạo nhiệm kỳ này là muốn chấn chỉnh ngành y tế cho dân khỏi bức xúc. Nhưng chấn chỉnh ngành này mà không làm tất cả các ngành khác thì sẽ gây bức xúc, chấn chỉnh toàn bộ các ngành thì coi như khác gì xoá sổ chế độ, vì ngành nào cũng dây dưa tham nhũng , làm tiền của dân cả. Cán bộ , nhân viên y tế thì họ vẫn bị giao thông, giáo dục, công an làm tiền họ như thường có tha đâu mà họ lại tha cho người khác. 

Mục tiêu chấn chỉnh của ông Trọng, Chính dường như đã được cân nhắc kỹ, muốn đưa thông điệp cho y tế và các ngành khác là chúng mày ăn thì ăn vừa phải thôi, ăn để sống hơn người khác một chút thôi. Đừng có ăn để trở thành đại gia, thành phú hào, thành dân chơi hàng hiệu.

Trong bối cảnh xã hội mà tâm lý làm giàu bằng mọi thủ đoạn, tận dụng mọi cơ hội do tính chất nghề nghiệp và chế độ CNCXH hỗn loạn giữa lý tưởng cách mạng, tư tưởng bảo vệ chế độ như hiện nay. Mục đích chấn chỉnh như thế khá phù hợp. Nói trắng ra là cho ăn nhưng mà ăn vừa phải.

Thế nhưng mục đích ấy cũng chẳng được đồng tình. Bởi chuyện ăn tiền làm giàu là một chuyện, chuyện khác là ăn tiền để duy trì chức vụ, để cấu kết phe cánh nữa, để củng cố vị trí của mình nữa...không phải ăn tiền chỉ để mục đích phục vụ vật chất gia đình. 

Giàu như nhà ông Phúc còn cần gì tiền nữa mà vợ ông còn gây ra vụ Việt Á ?  

Bà ta cần phân phối lợi ích cho quân đội, cho các địa phương để cần sự ủng hộ của họ đối với chồng bà ta. Đây mới là mấu chốt quan trọng của việc tham nhũng. Vì tham nhũng, hối lộ có nguy cơ bị bắt. Nhưng nguy cơ không bị bắt vẫn nhiều hơn nếu chọn đúng minh chủ. Chứ trong sạch thì muốn đời không ngóc đầu lên được. Tham nhũng, hối lộ còn là khế ước liên minh giữa các các phe với nhau, với cấp trên và cấp dưới như cắt máu ăn thề sinh tử.

Để giải quyết vấn đề trên,  chỉ ý chí của những người chấn chỉnh thôi chưa đủ, phải tận dụng truyền thông mạng xã hội, nói trắng ra là tận dụng tâm lý trâu buộc ghét trâu ăn. Để các đồng chí, đồng nghiệp tuồn tin ra ngoài mạng xã hội tố cáo nhau ăn tiền, chạy chức. Có thế thì những kẻ tham nhũng, bè phái, hối lộ luôn phải lo sợ. Chúng muốn làm gì xấu phải nơm nớp nhìn nhau lo sợ, sẽ tự răn mình làm giảm bớt điều xấu đi rất nhiều.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khi doanh nhân nói lời vĩnh biệt.

Cộng sản trung lập

Lính vớ vẩn.