Khi doanh nhân nói lời vĩnh biệt.

 Một đoạn chát giữa cựu tổng giám đốc hãng hàng không Bamboo với chủ tịch ngân hàng Sacombank được đăng tải trên mạng xã hội. Nội dung vị cựu tổng giám đốc muốn gặp chủ tịch để trình bày một số việc tồn đọng.

Vị chủ tịch từ chối gặp và chốt một lời chào- vĩnh biệt.

Câu chào vĩnh biệt của vị chủ tịch ngân hàng Sacombank về văn hoá người Việt là điều tối kỵ. Là một doanh nhân lớn, chủ tịch của một ngân hàng lớn, ông Dương Công Minh đã trả lời như một ông trùm trong truyện Bố Già.

Chắc hẳn một số người khi đọc đến lời chào của Dương Công Minh phải lạnh người, khi thấy văn hoá ứng xử của giới tinh hoa, thượng lưu, doanh nhân lớn của Việt Nam lạnh lùng và tàn nhẫn như giới xã hội đen.

Bảo sao trong vụ Vạn Thịnh Phát, nhiều doanh nhân, nhiều lãnh đạo ngân hàng...bỗng nhiên vĩnh biệt cuộc đời một cách đầy bất ngờ.

Câu trả lời của Dương Công Minh không phải là tuỳ tiện, đó thực sự là bản chất man rợ của nền kinh tế  Việt Nam, nơi mà những doanh nhân bằng mọi giá đưa đối thủ hay chướng ngại vật vào tù hoặc tự vẫn hoặc đột tử không rõ lý do.

Kinh tế thị trường mang định hướng CNXH ở Việt Nam từ khi được áp dụng, đã nảy sinh ra không biết bao nhiêu doanh nhân có quyền lực khủng khiếp như vậy. Do sự cấu kết giữa doanh nhân và quan chức lãnh đạo, dẫn đến những doanh nhân điều khiển được cả pháp luật qua những cán bộ nhà nước như những ông trùm xã hội đen. Chắc chúng ta chẳng lạ gì khi thấy có doanh nhân nào đó lớn tiếng doạ nạt ai, và kèm theo đó họ nhấc máy gọi lãnh đạo công an như gọi đàn em.

Trong bộ Tư Bản Luận, cha đẻ của chủ nghĩa xã hội. Các Mác đã dẫn lời của Dunning khi nói về văn hoá tư bản man rợ.

- Với một lợi nhuận thích đáng, tư bản trở lên can đảm...được 50% nó trở lên thực sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi pháp luật loài người, được 300% thì không tội ác nào nó không dám làm.

Những nhà lý luận của đảng CSVN cũng phải khẳng định, sau khi đổi mới đã có những thay đổi về nhân cách, giá trị đạo đức và thậm chí một số giá trị bị đảo lộn, họ đưa ra 7 đặc điểm như sự cạnh tranh, mạo hiểm, tiêu dùng, lợi ích cá nhân, phân hoá giàu nghèo, toan tính và quan hệ giữa người và người. Họ cũng chỉ ra do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn sơ hở và cơ chế  thanh tra, giám sát kinh doanh và người có quyền lực chưa có, dẫn đến doanh nhân trục lợi bất chính kèm theo hệ luỵ băng hoại đạo đức.

Lạ lùng sách vở, lý luận của đảng CSVN đều chỉ ra, nhận ra.... nhưng cách làm thì khác hẳn.

Ngân hàng Liên Việt do Dương Công Minh làm chủ đến cả chục năm liền không ai dám thanh tra. Ông Trùm Minh Xoài như là một lãnh địa riêng bất khả xâm phạm. Không những chỉ ngân hàng mà hoạt động kinh doanh nào của Minh Xoài đều không bị cơ quan chức năng ngó đến, dù vụ um xùm về bao nhiêu năm vẫn không chia cổ tức của ngân hàng Sacombank. Dường như Minh Xoài đứng trên pháp luật , tự tin đến mức y công bố đời y không biết đến thất bại. Việc lấy đất quân đội ở sân bay Tân Sơn Nhất kiếm cho Minh Xoài lợi nhuận khủng, cũng không được cơ quan chức năng làm rõ tại sao đất đai của nhà nước lại để tư nhân được lợi nhuận khổng lồ.

Nghi vấn Minh Xoài chuyển, rửa tiền cho Vạn Thịnh Phát không phải là nghi vấn bừa bãi. Việc ngân hàng Liên Việt nhiều năm không bị thanh tra, trong khi đó tay chân của Minh Xoài là Nguyễn Đình Thắng đã thực hiện nhiều vụ chuyển tiền ra nước ngoài và ngược lại qua tài khoản Nostro mở ở nước ngoài. Đặc biệt chính Minh Xoài đã xử lý số tiền cờ bạc của nhóm c50 của Vĩnh Chột, Phan Sào Nam, Nguyễn Thanh Hóa, Nguyễn Thanh Dương. Sau khi ăn chia bất đồng, nhóm c50 trái ý, Minh Xoài đã cấp hồ sơ cho Đỗ Văn Hoành, đàn em cuả y để thực hiện đại án xoá sổ nhóm cờ bạc nghìn tỷ trên. Mở đường cho Hoành từ giám đốc công an Vĩnh Phú lên thay cho tướng Trần Văn Vệ. Rồi cũng để triệt Trịnh Văn Quyết, Minh Xoài đã dùng tướng Hoành gài bẫy bắt Quyết phải nhận tội...

Trên con đường trở thành doanh nhân nghìn tỷ, chủ tịch ngân hàng, chủ tịch tập đoàn bất động sản của Minh Xoài, y đã khiến bao kẻ phải thân bại, danh liệt, táng gia bại sản, thân thể bị lao tù...dù đó là tướng lĩnh công an, con cái nguyên uỷ viên BCT, doanh nhân nghìn tỷ.

Bởi thế y mới ngang ngược chào một cựu tổng giám đốc khác kiểu đe doạ lấy mạng.

Nếu việc y bị cấm xuất cảnh và bị điều tra là thật. Đó không phải là sự quả báo, đó còn là minh chứng khoa học  lý luận  con đường kinh tế thị trường mang định hướng CNXH của đảng CSVN có những mặt hạn chế, những nhà lý luận chỉ ra được hạn chế và có cách đối phó, xử lý để triệt tiêu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cộng sản trung lập

Lính vớ vẩn.