Đế chế Tân Tạo suy tàn.

Trong những tập đoàn đình đám ở Việt Nam thì Tân Taọ của Đặng Thị Hoàng Yến hình thành từ sớm nhất, trong khoảng những năm từ 1995 đến 2005 gần như chị em bà Yến là người giàu nhất Việt Nam, 10 năm tiếp theo đó tuy không đứng ở vị trí thứ nhất những chị em nhà Tâm Yến vẫn là những cái tên đại gia hàng đầu khi sở hữu khu công nghiệp Tân Tạo.

Là con của cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, chị em nhà Yến Tâm có lợi thế để thiết lập những quan hệ với những lãnh đạo cấp cao Việt Nam, qua đó dành được những giấy phép ưu ái về đầu tư hạ tầng cơ sở, đặc biệt trong lĩnh vực khu công nghiệp vào thời điểm Việt Nam đang có chính sách phát triển mảng bất động sản này nhằm thu hút những nhà đầu tư nước ngoài.

Bà Yến cũng được cho là người đứng sau bỏ tiền vận động để hai bí thư thành uỷ TPHCM là Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang nắm được chiếc ghế chủ tịch nước. Cuộc đời và sự nghiệp của bà Yến có bước ngoặt lớn khi ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng kình địch nhau, bà Yến phải chạy sang Mỹ để lánh nạn và bỏ tiền sử dụng truyền thông từ bên ngoài phối hợp cánh truyền thông bên trong của ông Sang để tấn công Nguyễn Tấn Dũng.

Đến năm 2016 cuộc chiến giữa ông Sang và ông Dũng ( còn gọi là cuộc chiến Ba Tư ) chấm dứt khi cả hai ông về hưu. Quyền lực chính trị sau đó thuộc hết về tay ông Nguyễn Phú Trọng.

Là người muốn thanh trừng quan chức tham nhũng với các đại gia cấu kết với quan chức trục lợi, ông Trọng chỉ có giết chứ không có tha ai. Bởi thế, mặc dù kẻ thù Nguyễn Tấn Dũng đã về rời xa quyền lực, nhưng bà Yến vẫn lưu vong ở nước ngoài không dám về nước, mặc dù bà đã đổi sang quốc tịch Mỹ.

Bà Yến tiếp tục có những bước đi sai lầm ảnh hưởng đến Tập đoàn Tân Tạo nơi mà bà vẫn còn là chủ tịch hợp pháp, đó là bà kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra toà án quốc tế. Bà học theo cách mà ông Trịnh Vĩnh Bình đã làm, thế nhưng bà quên mất một điều là khi đầu tư về Việt Nam thì ông Bình đã mang quốc tịch Hà Lan, còn các vụ đầu tư của bà khi ấy bà đang mang quốc tịch Việt Nam và là đảng viên đảng CSVN cũng như đại biểu quốc hội Việt Nam.

Trong khi vụ kiện của bà chưa đi đến đâu thì cổ phiếu Tân Tạo xuống đến 57% so với hồi đầu năm 2022 và đang bị nhiều cáo buộc không minh bạch từ các sàn chứng khoán, hơn nữa bà Yến còn bị liên đới trách nhiệm trong một vụ án lừa đảo do chồng cũ của bà gây nên. Dẫn đến phía đòi nợ gửi đơn ra toà yêu cầu phán quyết bà Yến phải phá sản vì không chiụ trách nhiệm trả nợ thay cho chồng 21 tỷ.

21 tỷ là số tiền nhỏ so với khối gia sản của bà Yến, bà không trả vì cho rằng bà không chịu trách nhiệm với chồng cũ.

Tân Tạo do bà Yến đứng tên thuê công ty của chồng là Vietnam Land san lấp mặt bằng khu công công nghiệp, chồng bà Yến thuê nhiều đối tác san lấp mặt bằng, khi đã hoàn thành thì ông này chạy lại sang Mỹ không thanh toán số tiền còn lại trong hợp đồng với đối tác san lấp, còn bà Yến làm đơn ly dị. Khi bị các công ty san lấp đòi nợ bà ráo hoảnh nói không liên quan vì đã ly dị, hơn nữa bà và chồng là hai công ty riêng biệt. Toà án đã chất vấn đòi chứng minh Tân Tạo đã trả tiền san lấp cho Vietnam Land thì bà Yến không đưa ra được chứng minh. Toà buộc bà Yến phải trả tiền cho những người san lấp, bà nhất quyết không chịu.

Việc toà buộc bà Yến phải trả tiền cho những người san lấp là hợp tình, hợp lý bởi thời gian đó hai vợ chồng bà vẫn còn trong hôn nhân, những gì ông chồng lừa đảo được lúc đó đã mang lợi về cho bà Yến, số tiền cũng không nhiều. Tuy nhiên vì cho rằng đây là âm mưu của Nguyễn Tấn Dũng nhằm trả thù việc bà khởi kiện, nên bà Yến nhất định không đồng ý với phán quyết của toà. Sự thành kiến này khiến cho tập đoàn Tân Tạo của bà lâm vào vướng mắc khó gỡ, vì thù tục tiếp theo nếu như không trả thì tập đoàn Tân Tạo buộc phải tuyên bố phá sản.

Những quyết định do ông Nguyễn Tấn Dũng nhằm vào bà trước kia vì những động cơ trả đũa ông Trương Tấn Sang là có thật, nhưng vụ những người san lấp đòi nợ sau này hoàn toàn tách biệt, sở dĩ giờ họ đòi mạnh là uy quyền của ông Sang không còn, chứ không phải âm mưu của ông Dũng xúi dục. Nên chú ý là công ty Quốc Linh khởi kiện đòi tiền ngay khi đại hội 13 kết thúc với kết quả đàn em ông Sang là ông Trương Hoà Bình không trúng cử uỷ viên trung ương.

Ngay trong lúc lùm xùm kiện cáo, bà Yến chỉ đạo ban quản trị Tân Tạo chuyển sang Mỹ cho bà 2000 tỷ đồng để thực hiện dự án do bà chịu trách nhiệm bên Mỹ. Chuyển 2000 tỷ ra ngoài cho bà vào thời điểm mà nhiệm kỳ mới đang sục sôi như con thú săn mồi say máu đang truy dấu vết từng đại gia là quá dại dột. Hành động đó khiến người ta nghĩ khi thâý không còn người đỡ đầu, bà Yến tính nước rút tiền bỏ chạy, việc kiện tụng om sòm chỉ là chiêu trò bà tung hoả mù để thực hiện trót lọt việc chuyển tiền ra ngoài.

Có lẽ bà Yến nên chấp nhận trả cho công ty Quốc Linh tiền theo phán quyết của toà án, tiếp tục gửi đơn kiện Nguyễn Tấn Dũng tới các lãnh đạo CSVN nhiệm kỳ mới, chờ đợi sự mâu thuẫn nội bộ dẫn đến xung đột căng thẳng, người ta sẽ có thể xem xét cho bà. Còn việc kiện ra toà quốc tế và tận dụng truyền thông quốc tế như Voa là một điều quá ư mạo hiểm, bà khó có thể đạt được sức ép như ông Trịnh Vĩnh Bình để mà Việt Nam phải bưng bít và thương lượng với những yêu cầu của bà.

Chắc không xa, vấn đề đáng bàn chỉ là ai sẽ là người hốt Tập đoàn Tân Tạo?

Dù sao thì bà Yến và gia đình đã sống mấy chục năm trong cảnh giàu sang, có kết quả gì đi nữa thì bà và gia đình vẫn còn dư sức sống cuộc đời xa hoa đến đời con cái. Ở tuổi hơn 60 như bây giờ, sống bên Mỹ với người tình trẻ đẹp bằng tuổi con gái bà, hưởng thụ xa hoa.

Ngưng lại chấp nhận hay làm căng hơn nữa đối với bà cuộc sống vẫn phong lưu như vậy.

Sao phải ngưng lại để mà ôm cục tức?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khi doanh nhân nói lời vĩnh biệt.

Cộng sản trung lập

Lính vớ vẩn.