Trung ương lấy phiếu tín nhiệm giữa năm 2023

 Cuối năm 2022 trung ương ĐCSVN thông báo xây dựng hai đề án quan trọng về nhân sự.

Đề án thứ nhất là kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức vụ do BCH trung ương bầu trình trung ương 7 khoá 13.

Đề án thứ hai là quy hoạch ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư khoá 14 và lãnh đạo chủ chốt của đảng, nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031 trình trung ương 8 khoá 13.

Như vậy việc lấy phiếu tín nhiệm ở trung ương 7 sẽ là căn cứ để quyết định nhân sự khoá 14 ở trung ương 8.

Để thể chế hoá quyết định của trung ương, quốc hội sẽ họp sau trung ương 7 và 8. Tức vào tầm tháng 10 năm 2023 khi mà trung ương 7 và 8 đã xong, quốc hội Việt Nam sẽ lấy phiếu tín nhiệm những chức vụ cho quốc hội bâù hoặc phê chuẩn.

Trung ương lấy tín nhiệm, sau đó quốc hội lấy tín nhiệm.

Cán bộ trung ương cũng là cán bộ quốc hội, hoặc người được quốc hội bầu, phê chuẩn. Kết quả của quốc hộị khó mà lệch được với kết quả trung ương. Nhưng cơ chế này cần quốc hội để làm vì, cho nên vẫn phải cần đến hình thức tín nhiệm của quốc hội.

Phiếu tín nhiệm giữa trung và quốc hội khác nhau như thế nào ?

-Kết quả về đối tượng trong Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và các chức danh trong đảng chỉ công bố trong hội nghị.

-Kết quả đối tượng do Quốc Hội bầu sẽ công khai cả nước trên phương tiện thông tin đại chúng.

Về phần phiếu tín nhiệm của trung ương có những chi tiết đặc biệt hơn, ví dụ như người bỏ phiếu ghi tên mình hay không ghi tên mình cũng được. Trên phiếu có 3 ô là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp cho ông A. Người bỏ phiếu đánh dấu một ô. Ghi kèm ý kiến của mình vì sao đánh giá ông A tín nhiệm cao, vì sao đánh giá ông ấy thấp.

Khoản này nghe có vẻ dân chủ, ai ghi tên thì ghi, không ghi thì thôi. Vì số phiếu phát ra mỗi người trong hội nghị chỉ có một. Nhưng cũng không dân chủ ở chỗ là đã ghi tên thì ghi hết, không ghi thì không ghi tên hết. 

Việc ghi hay không ghi tên người bỏ phiếu và ý kiến là kẽ hở, có dấu hiệu thế lực cầm đầu đảng vẫn không dám khách quan, thẳng thắn. Phải dùng đến chiêu trò úp mở để dễ bề thao túng kết quả.

Chuyện thu phiếu về, tổng hợp kết quả cũng chẳng rõ ràng.

Quy định số phiếu phát ra, số phiếu thu về, trừ đi số phiếu không hợp lệ sẽ tính % tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệp thấp.

Thử hỏi ví dụ số phiếu tín nhiệm ông A phát ra là 100 phiếu

Thu về 100 có 10 phiếu không hợp lệ, không được tính. Vậy là còn 90 phiếu.

Ông A được 31 phiếu tín nhiệm cao. 30 phiếu tín nhiệm, 29 phiếu tín nhiệm thấp.

Vậy ông A sẽ được công bố là gì, là tín nhiệm cao chăng ?

Trường hợp trong 90 phiếu hợp lệ, ông A có 59 phiếu tín nhiệm thấp. Ông A bị đưa khỏi quy hoạch, xem xét cho giữ chức vụ thấp hơn. Tức ông A vẫn có thể giữ chức cho đến hết nhiệm kỳ hoặc bị hạ chức kém hơn.

Trường hợp trong 90 phiếu, ông A có 61 phiếu tín nhiệm thấp. Lúc ấy ông mới bị bãi nhiệm tức khắc hoặc giữ chức thấp hơn.

Trường hợp trong 90 phiếu có 44 phiếu tín nhiệm thấp, 44 phiếu tín nhiệm và 2 phiếu tín nhiệm cao. Ông A chẳng bị sao cả, vẫn được giữ chức và có khi vẫn được quy hoạch vào cán bộ chủ chốt cho nhiệm kỳ sau.

Phiếu tín nhiệm được lấy ở hai nơi. Nơi công tác và nơi sinh hoạt. Cấp trên sẽ tuỳ liệu tổng hợp kết quả.

Phần này cũng dễ bịp, phiếu ở nơi sinh hoạt là nơi nào ? Là địa phương người ấy thường trú ?

Vậy ai sẽ là người bỏ phiếu tín nhiệm, đơn vị nào tổ chức. Chả lẽ người dân ở tổ dân phố  X sẽ bỏ phiếu tín nhiệm cho ông chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương có nhà ở trong tổ dân phố mình và kết quả của số phiếu tổ dân phố bỏ này cũng quan trọng như số phiếu ở đơn vị công tác là ban chấp hành trung ương ?

Người ta là cán bộ cấp cao, công việc triền miên, có người bảo vệ nghiêm ngặt. Hàng xóm chỉ nhìn từ xa, đánh giá kiểu gì, chả lẽ nhìn thấy ông ấy cười thì bỏ phiếu cho ông ấy tín nhiệm cao. Nhìn xa thấy ông ấy không cười thì bỏ phiếu tín nhiệm thấp. Tiếp xúc như nào mà biết được, hay họp tổ dân phố ông ấy tích cực phát biểu về giữ vệ sinh khối phố, hạn chế tiếng ồn nọ kia thì sẽ được đánh giá có trách nhiệm và tín nhiệm cao?

Nói chung phần lấy tín nhiệm nơi sinh hoạt để đánh giá cán bộ chủ chốt là tào lao, nó chỉ có mục đích cần thì dùng số phiếu đó để hạ bệ hay đưa nhau lên chứ chẳng có tí cơ sở nào. Tổ dân phố chỉ biết đến công an phường chứ chả biết mặt trận hay chi bộ gì. Một anh công ạn khu phố và một anh công an trưởng phường bảo bỏ phiếu cao hay thấp thì % số dân được chọn đều nghe răm rắp.

Cả một đảng lãnh đạo đất nước cùng với một bầy nghiên cứu chính sách , luật pháp chỉ nhằm mục đích tạo ra những khe hở để hại nhau hoặc nâng đỡ nhau chứ chẳng có tí khoa học gì.

Cách lấy tín nhiệm khoa học nhất là mang từng cán bộ cần lấy phiếu tín nhiệm kia vào viện xét nghiệm y tế, pháp y.

 Cán bộ nào mà xét thấy cơ thể đã dùng những thứ quý hiếm, đắt tiền như xì gà, rượu, thuốc bổ, thịt cá ...thì cứ theo đó mà tính tín nhiệm.

Cán bộ nào dùng ít thứ như thế thì tín nhiệm cao, nhiều thì tín nhiệm thấp. Vì chỉ có bọn tham nhũng mới sài đồ quý hiếm và có tiền để thoả mãn sở thích cao cấp, đắt tiền ấy.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khi doanh nhân nói lời vĩnh biệt.

Cộng sản trung lập

Lính vớ vẩn.