Novaland đi về đâu ?
Hôm nay 27/4 là ngày cuối cùng công an các phường, xã tổng hợp thống kê, báo cáo các dự án, sàn giao dịch, trụ sở văn phòng của tập đoàn Novaland đóng trên địa bàn mình quản lý.
Novaland đang vướng mắc một số thủ tục pháp lý ở Đồng Nai, nơi có 752 căn biệt thự của họ không được ngân hàng VPcombank bảo lãnh. Vì thế tỉnh Đồng Nai xác định lô biệt thự này chưa đủ điều kiện mở bán. Lý do ngân hàng VPcombank không bão lãnh tín dụng vì Novaland không cung cấp đầy đủ cho họ hồ sơ để họ thẩm định, đánh giá.
Đây là dạng dự án hình thành trong tương lai, có nghĩa chưa xây xong nhưng đã bán. Dạng mua bán như này buộc phải có ngân hàng bảo lãnh.
Nhờ sự lên tiếng của nhà báo Trương Huy San , cảnh báo chính phủ nếu không cứu doanh nghiệp bds này, thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Chính phủ đã phải họp và thành lập một tổ công tác để nghiên cứu tìm cách tháo gỡ cho Novaland.
Ông chủ Novaland xin chính phủ can thiệp, nếu như chính phủ ép được các chủ nợ phải gia hạn cho Novaland từ 2 đến 3 năm. Cụ thể là chủ lô trái phiếu 1 nghìn tỷ của Novaland đến thời hạn thanh toán. Nếu không thanh toán được, theo luật thì tài sản sẽ bị xử lý. Lãi suất của lô trái phiếu này là 10% một năm. Bên nắm lô trái phiếu là công ty cổ phần dầu khí PSI.
Về phần PSI cũng đang gặp khó khăn vì mua trái phiếu ở những chỗ khác như Thuỷ Hoà, Thuận Minh, Trịnh Gia Nguyễn...các doanh nghiệp này đang báo lỗ.
Nếu chính phủ can thiệp buộc PSI phải nương tay với Novaland, thì những con nợ khác của PSI liệu có được đối xử như vậy không ? Về quyền bình đẳng các doanh nghiệp như nhau, tại sao chính phủ lại can thiệp để ưu đãi riêng với Novaland. Phải chăng đây là minh chứng cho cái gọi là lợi ích nhóm ?
Hơn nữa những khó khăn của PSI thì ai tháo gỡ cho ?
Hiện nay Vinfast đang chào bán công khai trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất 15,23%. Nếu PSI lấy lại được nợ của Novaland ( lãi suất 10%) và mua của Vinfast thì mỗi năm họ lãi chênh 5%. Chính phủ nếu bắt PSI giãn nợ cho Novaland và các ngân hàng giảm lãi suất cho Novaland là điều không thể chấp nhận về kinh tế thị trường.
Sửa cơ chế, tháo gỡ tức là bỏ qua những thủ tục quy định để Novaland bán được hàng, thì những doanh nghiệp khác đừng mang như Mường Thanh đừng mang ra truy tố mà hãy tháo gỡ cho họ như tháo gỡ cho Novaland.
Ngân hàng TPbank của ông chủ Đỗ Minh Phú đã vào cuộc cấp vốn gỡ cho Novaland dự án ở thành phố HCM, đây là 1 trong 7 dự án mà tổ công tác chính phủ can thiệp tháo gỡ. Trước việc này, cổ đông ngân hàng TPbank đã hỏi ông Phú liệu năm sau còn chia cổ tức bằng tiền mặt không. Ông Phú trả lời cái này chưa biết, nhưng mà cứ giữ số tiền phải chia đó góp vào vốn ngân hàng thì ngân hàng càng mạnh thêm. Có thể chia bằng cổ phiếu phát hành thêm !
750 căn biệt thự ở Đồng Nai là món hàng khó tiêu thụ trong một vài năm tới đây. Nhu cầu của xã hội bây giờ là nhà cho người có thu nhập thấp. Phân khúc biệt thự hàng sang dành cho các đại gia, quan chức đã ứ tràn. Trong công cuộc đốt lò nóng bỏng này, mấy quan chức nào dám tung tiền mua thêm biệt thự. Các đại gia đang đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với nợ ngân hàng.
Có lẽ chỉ những mệnh lệnh của lãnh đạo đảng CSVN, những mệnh lệnh trái với sự công bằng, với quy luật kinh tế thị trường. Lấy của người này cho người khác, tức ví dụ PSI có thể mua trái phiếu Vinfast 15% một năm thì gia hạn cho Novalad chỉ 10% một năm. Những ngân hàng đang cho vay ra thời điểm này đến 16% một năm thì phải nghe lệnh đảng cho Novaland vay thêm hay giãn nợ lãi suất dưới 10%.
Nói chung chính phủ mà nghe một thằng như Trương Huy San nó doạ, nó chửi ( tất nhiên sau lưng San là cả một nhóm lợi ích bao gồm cả đại gia và quan chức đưa ra thông điệp đó) mà nghe theo lập một tổ công tác tháo gỡ cho Novaland, tức cướp lợi tức của người này trao cho người khác.
Thì còn lâu mới đến lượt dân nghèo được chính phủ quan tâm. Lâu đến cả trăm năm nữa ấy.
Nhận xét
Đăng nhận xét