Công an Hương Sơn, Hà Tĩnh giam giữ người trái pháp luật.

“Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Điều 347 Bộ luật Hình sự quy định duy nhất 01 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

..............................

Căn cứ theo điều 347 của BLHS và nghị định 167/2013 đang có hiệu lực thì hành vi mà báo chí đồng loạt nhắc đến việc Đường Văn Thái xâm nhập Việt Nam bị công an Hương Sơn đang giam giữ chỉ đáng xử phạt hành chính bằng tiền.

Luật và nghị định cũng nêu rõ, chỉ người nào đã bị xử phạt hành chính còn tái phạm mới xem xét phạt mức từ 5 đến 50 triệu hoặc xử tù.

Đối chiếu theo luật và nghị định, trường hợp Đường Văn Thái ( bị bắt cóc nhưng quy kết là xâm nhập ) chỉ bị xử phạt hành chính lần đầu với mức phạt từ 3 đến 5 triệu.

Luật diễn giải những người đã phạm tội trước đó ở Việt Nam khi vào biên giới Việt Nam không qua thủ tục quy định sẽ không bị khép vào tội nhập cảnh trái phép.

Quy định về tạm giữ. Điều 117 bộ luật Tố Tụng Hình Sự.

Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra.

Chiếu theo trên thì Đường Văn Thái không nằm trong các đối tượng bị tạm giữ. Việc phạm tội quả tang được quy định xử phạt hình chính như qua lại biên giới không qua thủ tục quy định không phải là tội để ra lệnh tạm giữ. Luật tố tụng hình sự cũng quy định.

Tuy nhiên thì từ khi công an huyện Hương Sơn công bố việc bắt giữ Đường Văn Thái vì vi phạm hành chính, đến nay đã rất nhiều ngày mà cơ quan này chưa ra bất kỳ thông báo tạm giữ gì, họ thông tin với báo chí rằng đang điều tra làm rõ.

Trường hợp của Đường Văn Thái trước đó chưa có lệnh khởi tố, truy nã. Nên việc giam giữ Thái đến tận bây giờ là việc làm trái quy định pháp luật của công an Hương Sơn.

  1. Thủ tục tạm giữ

+ Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật tố tụng hình sự. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.

+ Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật tố tụng hình sự.

+ Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Việc bắt giữ mờ ám, trái pháp luật đối với Đường Văn Thái của công an huyện Hương Sơn củng cố giả thiết của dư luận rằng Đường Văn Thái bị đánh thuốc mê và bắt cóc đưa về Việt Nam. Do Thái chưa tỉnh vì ngấm thuốc mê, công an không dám công bố lệnh bắt hoặc cũng không xử phạt hành chính và thả anh ta về như luật quy định.

Việc tạm giữ trái phép Đường Văn Thái này sẽ chứng minh, mọi tội danh mà cơ quan công an khép cho Thái khi anh ta tỉnh lại đều là việc làm khiên cưỡng, quy chụp, ép tội.

Đề nghị viện trưởng viện kiểm sát tối cao Lê Minh Trí trả lời ngay về trường hợp vi phạm nghiêm trọng bộ luật tố tụng hình sự của công an huyện Hương Sơn. 

Mới đây ông Trí trả lời chất vấn quốc hội, đã dẫn lời chủ tịch Hồ Chí Minh.

-Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao chỉ đạo toàn Ngành tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác đối với cán bộ Kiểm sát là phải: "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn", coi đây là phẩm chất nghề nghiệp và là phương pháp công tác của Kiểm sát viên; luôn yêu cầu đội ngũ Kiểm sát viên phấn đấu, rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, dám đấu tranh với cái sai, bảo vệ cái đúng, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân giao phó.

Xin hỏi ông Lê Minh Trí, trong trường hợp giam giữ sai trái đối với Đường Văn Thái, ông có thực hiện đúng lời dạy của Hồ Chí Minh hay không ? Có công minh, chính trực, khách quan hay không?

Nếu ông không coi pháp luật ra gì, cũng không coi Hồ Chí Minh ra gì.

Thì người dân thường họ còn tin gì pháp luật, còn tôn trọng  ông Hồ Chí Minh gì nữa.

Khi những người thực thi pháp luật như các ông, mở mồm là lôi hình tượng Hồ Chí Minh nói như này, như kia ra. Nhưng các ông lại làm ngược lại, chứng tỏ các ông đang vi phạm pháp luật và xúc phạm hình tượng Hồ Chí Minh.

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    Khi doanh nhân nói lời vĩnh biệt.

    Cộng sản trung lập

    Lính vớ vẩn.