Cựu chiến binh sẽ ch.ết khi về quê hương.

 Phạm Phi Sơn sinh năm 1957, ông ta đến CHDC Đức vào năm 1987 theo diện lao động xuất khẩu. Sau khi nước Đức thống nhất, ông ta ở lại Đức từ đó.

Luật pháp Đức quy định những người nước ngoài cư trú tại Đức không được phép ở nước ngoài quá 6 tháng.

Tháng 1 năm 2016 ông Sơn về Việt Nam và ở đến tận tháng 9 mới sang lại Đức.

Ông lý giải do vết thương chiến tranh tái phát ( không biết chiến tranh nào) ông phải ở quá hạn ở Việt Nam chữa bệnh, trong thời gian chữa bệnh ấy ở Việt Nam ông cưới vợ mới, người vợ này sang Đức vào tháng 12 năm 2016 với lý do thăm người thân với giấy phép 3 tháng.

Không biết ông và vợ sống thế nào trong một thời gian dài từ năm 2016, mấy năm sau khi vợ chồng làm giấy tờ cho đứa con, thì sở ngoại kiều phát hiện ông đã về quá hạn. Báo chí không nói đến chuyện thời gian trước vài năm và sau vài năm 2016 ông có đi làm , đóng thuế hay không ?

Theo quy định thì ông Sơn phạm luật và bị tước quyền cư trú tại Đức cùng với vợ con mới.

Ông đã kiện ra toà, nhưng bị toà bác bỏ và gia đình ông thành trường hợp phải bị trục xuất về Việt Nam.

Ông đã nhờ báo chí, hội đoàn các nơi can thiệp, nhưng không thắng nổi về mặt pháp lý. Các hội đoàn tác động để ông và gia đình được ở lại theo diện châm chước.

Nhưng muốn châm chước thì ông và vợ ông phải có việc làm đủ nuôi sống bản thân, có tiếng Đức đủ để giao tiếp.

Hai vợ chồng ông được một nơi nhận làm sau yêu cầu trên ( điều này cho thấy trước đó cả hai vợ chồng ông đều không đi làm ). Sở ngoại kiều đã tạo điều kiện cấp cho vợ chồng ông giấy phép lao động. Một nhà hàng đã nhận vợ chồng ông, khen vợ chồng ông chăm chỉ , tuy nhiên họ lại không ký hợp đồng lao động mà chỉ nhận thử việc.

Trong khi đó vợ chồng ông cần phải có hợp đồng lao động, có thu nhập hợp pháp để sở ngoại kiều cấp giấy tờ.

Một tờ báo Việt Ngữ do người Việt làm chủ, liên tục đưa tin về vợ chồng ông như một thảm cảnh oan ức, ở Đức mấy chục năm mà còn bị tước quyền nọ kia. 


---------------

Việc vợ chồng ông được cấp giây phép lao động và đòi hỏi có hợp đồng lao động là thuận lợi rất lớn, ước mơ của rất nhiều người Việt đang sống bất hợp pháp tại Đức và các chủ lao động người Việt. Nếu bạn theo dõi các trang tìm việc ở Đức, rất nhiều chủ lao động ra rả hàng ngày tuyển lao động có giấy tờ hợp pháp. Việc sở ngoại kiều Đức đã tạo điều kiện như vậy cho vợ chồng ông là quá nhân đạo, vợ chồng ông phải  thực hiện yêu cầu châm chước đó của họ chứ không thể vin vào quá khứ của ông chồng đã sống 35 năm tại Đức mà làm mình, làm mẩy.

Chỉ cần đi làm lao công quét dọn, rửa bát, lau sàn hai vợ chồng đã đủ điều kiện đáp ứng đòi hỏi nhân đạo của sở ngoại kiều. Nhưng đến hơn một năm từ khi có giấy phép, hai vợ chồng ông vẫn ở tình trạng thử việc !!!

Có lẽ chính phủ Đức nên cấp giấy thời hạn cư trú lâu dài cho vợ chồng ông, đồng thời cho hai vợ chồng ông ăn trợ cấp xã hội, không phải đi làm mới thoả mãn yêu cầu của vợ chồng ông Sơn !!!

Tinh thần của người cựu chiến binh Việt Nam đến xứ người là vậy, dùng mọi cách tạo thương tâm để gây sức ép đòi hỏi ưu đãi. 

Ông ta nói sẽ ch.ết nếu phải về Việt Nam, vì ông ta sống ở Đức lâu rồi.

Làm sao sống lâu ở nước khác mà lại sẽ ch.ết khi về quê hương mình, về Việt Nam nơi đáng sống thứ nhì thế giới ? 



Ngay mục bên cạnh của tờ báo đang bênh vực vợ chồng ông Sơn, là mục tuyển lao động  bồi bàn, phụ bếp lương thoả đáng của một nhà hàng Việt Nam.

Tình trạng người Việt sau khi có giấy tờ, quay ra ăn trợ cấp xã hội để được trả tiền bảo hiểm, tiền nhà, tiền ăn rồi đi làm lậu kiếm thêm là rất phổ biến. Thậm chí sắp được giấy tờ , họ còn hỏi nhau trên diễn đàn là sắp tới được giấy tờ rồi thì ăn xã hội hay ăn thất nghiệp lợi hơn.

Nếu thực sự là cựu chiến binh, ông Sơn nên dũng cảm tìm công việc làm nuôi sống gia đình. 

Cá nhân tôi cũng có con nhỏ sinh năm 2016 như con ông Sơn, và thuộc diện đặc biệt dù có ăn trợ cấp cả đời cũng chẳng bao giờ bị doạ trục xuất hay tước giấy phép cư trú, tôi vẫn đi làm có đóng thuế, đóng bảo hiểm. 

Việc ăn xã hội, trợ cấp chỉ thông cảm với người tàn tật, quá già yếu không đủ khả năng lao động dù việc nhẹ.

Hơn nữa nếu ông là người Việt Nam, thấy luật pháp Đức bất công với ông, ông nên tìm đến đại sứ quán Việt Nam gặp ông đại sứ Vũ Quang Minh, người vừa thành lập tổng hội người Việt để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người Việt tại Đức, chứ không phải đi các tờ báo khóc than ỉ ôi. Còn ông không tìm đến nơi đại diện chính quyền Việt Nam cho người Việt tại Đức, rõ ràng trường hợp của ông có những vấn đề mà sứ quán Việt Nam không bênh vực được.

Cách tốt nhất là lao động chân chính khi mà cả hai vợ chồng ông còn khoẻ mạnh. Lý do thử việc cả năm vớ vẩn lắm, làm bồi bàn cả phụ bếp thì đâu phải chuyên gia mà thử việc lâu như thế ?




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khi doanh nhân nói lời vĩnh biệt.

Cộng sản trung lập

Lính vớ vẩn.