Thủ tướng yếu ớt - phần 4 phần kết.
Tại sao vụ AIC của bà Nhàn lại xảy ra vào thời điểm mà ông Chính mới lên làm thủ tướng. Tại sao vụ việc từ những năm 2010, phải mất hơn 10 năm sau mới khơi ra điều tra lại.
Ông Chính không phải nhân tình của bà Nhàn như thiên hạ đồn.
Bà Nhàn từng là tình nhân của ông Hồ Đức Việt, ông Việt từng làm bí thư Quảng Ninh, từng làm Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương. Ông Chính sau này cũng kinh qua những chức vụ như vậy. Ông Chính vì tình nghĩa với người đàn anh đi trước của mình, việc ông giao tiếp với bà Nhàn cũng là chuyện đương nhiên.
Vụ án ở Đồng Nai xác định thiệt hại là 150 tỷ, do các đối tượng khai tăng giá. Tổng giá trị là 500 tỷ, trong đó có 150 tỷ khai tăng.
Các vụ án khác việc khai tăng giá thường gấp từ 3 đến vài chục lần.
Những bạn nào làm trong nhà nước, sẽ biết việc mua 35 đồng khai thành 50 đồng là một tỷ lệ được cho là khá an toàn.
Vấn đề ở đây là những người liên quan đến 150 tỷ đã bị xử lý rồi, nhưng việc chưa dừng lại. Người ta muốn khui ra việc ai đã hỗ trợ Đồng Nai nhận ngân sách từ Trung Ương.
Các quan chức tỉnh Đồng Nai khai rằng bà Nhàn nói sẽ lo được ngân sách trung ương rót cho Đồng Nai, vì thế người ta muốn truy tới cùng ai ở trung ương đã lo việc này.
Đại tá Vũ Hồng Văn được điều về làm giám đốc Công An Đồng Nai, thực hiện xong chuyên án AIC, Văn được thăng hàm thiếu tướng và đưa lên làm cục trưởng cục an ninh chính trị.
Dường như vụ Đồng Nai đi qua bà Nhàn để dẫn tới PMC đã gặp khó khăn, bởi bà Nhàn đã bỏ trốn trước khi công an khởi tố vụ Đồng Nai. Bộ Công An tìm đến dấu vết của bà Nhàn ở Quảng Ninh, nơi mà trước kia ông Chính từng làm bí thư.
Liệu có một kịch bản na ná như đối với Nguyễn Đức Chung, vụ Nhật Cường rơi vào bế tắc vì Cường bỏ trốn, vụ hoá chất cũng không đi đến đâu. Bộ Công An bất ngờ khui ra vụ mua bán tài liệu mật thông qua với giá 10 nghìn usd và bắt khẩn cấp Chung Con, không cần thông qua trung ương hay ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, đưa sự việc vào thế đã rồi.
Không có một bí thư tỉnh, thành nào trong 5 nhiệm kỳ của mình mà ở nơi đó không có sai phạm. Sai phạm lớn, sai phạm nhỏ , sai phạm mang tính khách quan hoặc chấp nhận sai phạm nhỏ để đạt được lợi ích chung lớn hơn. Thời kỳ PMC làm ở Quảng Ninh, bộ mặt tỉnh QN thay đổi rất nhiều. Trong sự thay đổi ấy không thể tất cả đều tròn trĩnh, đúng với quy định.
Các kịch bản sẽ xảy ra với PMC.
1- PMC chấp nhận làm một thủ tướng bị các nhóm lợi ích chi phối. Ông ta sẽ ngồi yên hết nhiệm kỳ.
2- Không chấp nhận cho nhóm lợi ích chi phối. Ông ta bị khui ra những sai phạm và phải về giữa nhiệm kỳ.
3- Ông Chính có sự bảo kê của ông Trọng, không chấp nhận cho nhóm lợi ích chi phối vào quyền hạn thủ tướng của ông.
Cả 3 kịch bản này đều có khả năng xaỷ ra, nhưng khả năng thứ 3 là khó, bởi ông Trọng đã quá già. Trước nay chưa có lãnh đaọ nào của Việt Nam ngồi đến năm 82 tuổi.
Kịch bản thứ 3 là kịch bản có lợi nhất cho nhân dân và đất nước, kịch bản 1 và 2 là những kịch bản quay lại cái vòng luẩn quẩn của các đời thủ tướng trước.
Ước mơ chủ nghĩa cộng sản mà các quan chức trong chế độ đều lý tưởng và sạch sẽ là một điều khắc dấu ấn trong tâm trí lúc ông Trọng tuổi còn trẻ. Thời mà những ông quan tỉnh đi làm còn mang theo phần cơm vợ nấu. Ông theo đuổi ước mơ nhìn lại thời kỳ những quan chức sống thanh bạch, sợ điều tiếng , ông muốn tìm lại những kỷ niệm của thời xa xưa ấy. Đó là điều mà ông nói ông muốn làm người cộng sản kiên trung đến hết cuộc đời.
Ông tốt nhưng ước mơ của ông là không tưởng ở xu thế bây giờ. Cũng như tôi ước mơ nhìn thấy một Hà Nội thanh bình, vắng vẻ, không khí trong lành. Những con người đối xử với nhau nhẹ nhàng, cái thời xếp hàng bên máy nước lần lượt thứ tự và chuyện trò vui vẻ, cái thời mà ai xếp hòn gạch, ai xếp cái chổi ở cửa hàng gaọ từ đến hôm trước, đến hôm sau của ai người ấy nhận. Điều ấy cũng là không tưởng.
Giá như ông dùng sức tàn cuối đời của mình, để làm kịch bản thứ 4, kịch bản kết thúc thể chế này. Nhân dân sẽ mang ơn ông.
Nhận xét
Đăng nhận xét