Quốc hội đè chính phủ.

 Doanh nghiệp phát hành trái phiếu đến hạn thanh toán lớn nhất là Novaland của ông chủ Bùi Thành Nhơn, và doanh nghiệp này đang không có khả năng thanh toán đúng hạn những trái phiếu mà họ phát hành.

Bộ Tài Chính trình chính phủ phương án cho các doanh nghiệp không thanh toán được trái phiếu bằng tiền thì được thanh toán bằng tài sản khác. Đồng thời BTC cũng kiến nghị cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu được giãn nợ 2 năm cho những trái phiếu đến hạn.

Bộ trưởng tài chính bây giờ là ông Hồ Đức Phớc người Nghệ An, cũng như ông Vương Đình Huệ, ông Phớc cũng trải qua thời kỳ làm tổng kiểm toán nhà nước.

Trước đó mấy ngày, ông Huệ đã phát biểu đầy vẻ oán thán về tình cảnh chứng khoán, bất động sản đóng băng. Dường như ông bất mãn cho rằng việc xử lý những doanh nghiệp chứng khoán, bất động sản sai phạm vừa qua là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán, bất động sản đóng băng.

Nguyên văn phát biểu của ông Huệ hôm bế mạc kỳ họp ngày 9 tháng 1 năm 2023 của quốc hội

Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản sau những biến động mạnh, bộc lộ rủi ro, vi phạm buộc phải xử lý, lại rơi vào nguy cơ đình trệ, “đóng băng”. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường,yêu cầu, các cấp, các ngành, đơn vị, doanh nghiệp và người dân cần quán triệt, bám sát các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 68/2022/QH15 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội  năm 2023.

Nghị quyết 68/2022 của quốc hội nói gì mà ông Huệ nhắc lại vậy?

Nghị quyết đó có đoạn..

- Phấn đấu hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch còn lại trong hệ thống quy hoạch quốc gia theo Luật Quy hoạch trong năm 2023; rà soát để giải quyết các vướng mắc trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương.

Thật trùng hợp là Novaland là tập đoàn vướng nhiều pháp lý nhất, có đến 14 dự án của tập đoàn này vướng mắc pháp lý và một số chưa được cấp sổ hồng, sổ đỏ. Novaland đang đòi hỏi chính phủ phải cho giãn nợ trái phiếu và nhanh chóng chỉ đạo địa phương cấp sổ hồng, sổ đỏ cho những bất động sản trong 14 dự án của tập đoàn này.

Trong các dự án của Novaland có dự án Aqua City ở Đồng Nai đang được báo chí và các Kols lên tiếng đòi hỏi chính phủ phải tháo gỡ cho Novaland, thậm chí trong cuộc họp 17 tháng 2 mới đây với chính phủ, Bùi Thành Nhơn nêu đích danh cần phải chọn Aqua City là điểm thí điểm cho việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Chính phủ có lỗi gì trong dự án Aqua City mà phải đi tháo gỡ theo yêu cầu ngang ngược của Bùi Thành Nhơn và sức ép của Bộ Tài Chính, Quốc Hội?

Chính phủ không có lỗi gì cả.

Lỗi ở Novaland muốn bán dự án thu tiền khi mà dự án chưa xây dựng, nhiều năm trở lại đây việc bán trước nhà ở dự án đang hoặc sắp xây rất phổ biến. Novaland làm dự án Aqua City cũng vậy. Nhưng quy định muốn bán dự án như thế theo luật phải có ngân hàng bảo lãnh.

Nếu người đọc chỉ đọc báo, đọc các Kols mà Novaland đã bỏ tiền mua chuộc, các bạn sẽ nghĩ rằng chính quyền Đồng Nai làm sai, chính quyền Đồng Nai làm khó Novaland.

Chính quyền Đồng Nai không hề sai. Họ chỉ làm theo đúng luật.

Sở Xây dựng Đồng Nai được PVcombank cho biết kể từ ngày được cấp cam kết cấp tín dụng đến nay, Công ty TNHH Thành phố Aqua chưa cung cấp hồ sơ để thực hiện thẩm định đánh giá, xét duyệt cấp tín dụng. Vì vậy, ngân hàng không thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính cho Công ty TNHH Thành phố Aqua với việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai của 752 căn biệt thự trên.

Phía PVComBank cũng xác nhận với VnExpress ngân hàng từng cam kết cấp tín dụng kèm điều kiện về pháp lý cho dự án Aqua City nhưng chủ đầu tư không cung cấp đủ hồ sơ. Do đó, ngân hàng này quyết định không bảo lãnh cho dự án nữa.

Theo Luật kinh doanh Bất động sản và Nghị định 99, một trong những yêu cầu quan trọng để đủ điều kiện mở bán nhà ở hình thành trong tương lai là dự án phải có bảo lãnh của ngân hàng về nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư và có văn bản của Sở Xây dựng về việc nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Vì không có điều kiện này nên Đồng Nai huỷ công nhận 752 căn biệt thự này đủ điều kiện bán.

Phía Novaland dùng báo chí kêu gào rằng, dự án của họ đã hoàn thiện đến 92% rồi, khách mua là giao nhà, không cần ngân hàng bảo lãnh gì cả.

92% là do Novaland nói, giả sử giờ Đồng Nai công nhận cho bán, chỉ 1 hay 2 % chưa xong thôi, lúc đó khiếu kiện đông người, tố cáo Novaland thiếu trách nhiệm chưa xong thang máy, dân tình phải đi bộ thì ai đứng ra giải quyết. Chả lẽ lúc đó lại dùng công an giải tán tập trung đông người, bắt một số người vì tội gây rối trật tự công cộng. 

Cũng đừng quên nếu như dự án Aqua Citi của Novaland mà ngon như báo chí và họ nói, thì ngân hàng cũng chẳng dại gì mà không đứng ra bảo lãnh, cớ sao phải chối từ?

Thái độ của Bộ Tài Chính, của Quốc Hội và một số tờ báo rõ ràng đang muốn gây áp lực buộc chính phủ phải giải cứu cho Novaland. Muốn chính phủ phải lách luật, tạo ra những ưu đãi để Novaland vượt qua khó khăn do chính Novaland tạo ra cho bản thân họ.

Như thế có phải là có dấu hiệu lợi ích nhóm, tác động chính sách để giúp đỡ doanh nghiệp một cách không công bằng hay không?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khi doanh nhân nói lời vĩnh biệt.

Cộng sản trung lập

Lính vớ vẩn.