Phát triển nhà lầu và xe hơi.
Thời ông Kiệt và ông Khải ra ý tưởng thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước, vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ thủ tướng của mình, ông Khải đã thành lập xong 13 tập đoàn kinh tế nhà nước.
Thời ông Dũng ý tưởng làm sân bay Long Thành, đường sắt cao tốc Bắc Nam, đầu tư ra nước ngoài ( thông qua các tập đoàn kinh tế), phát triển ngành đóng tàu.
Nhìn thấy một số các tập đoàn kinh tế nhà nước yếu kém về mặt quản lý, dẫn đến thua lỗ trầm trọng. Khi lên làm thủ tướng, ông Phúc chủ trương hỗ trợ các tập đoàn tư nhân phát triển. Dưới thời ông Phúc sản xuất xe hơi và xây biệt thự là hai mảng phát triển nhất do các tập đoàn tư nhân lĩnh xướng.
Xe hơi ở đây là xe hơi mang thương hiệu Việt Nam, lúc này tại Việt Nam đã có nhiều nhà máý sản xuất một số phụ tùng và lắp ráp xe cho các hãng xe chủ yếu của Nhật và Hàn. Nhưng một chiếc xe mang thương hiệu của người Việt là dấu ấn để đời không phải cho nhà sản xuất xe, cho đất nước, mà còn cho những người lãnh đạo đất nước có được biểu tượng đột phá đầy ấn tượng để đi vào sử sách.
Một người dân bình thường cũng biết, trình độ công nghệ, công nghiệp của người Việt Nam để sản xuất được một cái ô tô ở thời điểm bây giờ là chuyện hoang đường. Đang có hàng tỷ usd trong tay, một con người từng buôn bán làm ăn từ châu Âu đến Việt Nam như Phạm Nhật Vượng làm sao không hiểu thế mạnh, thế yếu trong những việc mình sẽ làm. Ông Vượng không chỉ là người thức thời trong kinh doanh mà còn người cảm nhận tốt thời thế chính trị. Ở Đông Âu ông sản xuất mỳ ăn liền, thứ mà chẳng phải gặp cạnh tranh gay gắt với những đại gia sừng sỏ nước ngoài. Khi cảm nhận bất ổn ở Ucraina, ông bán nhà máy mì lấy hàng trăm triệu usd về Việt Nam kinh doanh bất động sản, vào đúng thời kỳ mà bất động sản Việt Nam đang vào đà tăng tốc.
Trên đỉnh cao kinh doanh bất động sản, năm 2017 ông Vượng bất ngờ quyết định nhập dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô BMW của Đức. Một nhà máy được khởi công rất nhanh ở Hải Phòng. Nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ, không thể thời gian nhanh như thế một nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô được hình thành. Riêng khoản giấy phép thôi cũng đã là tốc độ rồi, chưa nói đến xây dựng.
Tôi không phải là người am hiểu , nhưng với 10 năm sống ở Đức. Tôi không nghĩ có dây chuyền nào sản xuất ô tô cả, chỉ có dây chuyền lắp ráp ô tô thì tôi có thấy. Một hãng xe ở Đức như BMW ký hợp đồng với hàng chục công ty khác, những công ty này sản xuất từng phần phụ tùng, từng chi tiết máy móc của xe. Sau đó thu về một nơi và lắp ráp, kiểm tra hoàn thành một chiếc xe.
Nếu Vin mua dây chuyền lắp ráp, mua luôn tất cả chi tiết phụ tùng thông qua BMW thì quãng thời gian để Vin xây dựng nhà máy và lắp ráp xong cái xe và đưa ra thị trường như chúng ta thấy đã là một kỷ lục.
Dù thế nào thì Vin cũng đã ra mắt những chiếc xe chạy xăng chỉ chưa đầy 2 năm tính từ khi khởi công nhà máy, đó cũng là một kỷ lục về thời gian.
Ngày ra mắt xe, ông Vượng cầm lái chở thủ tướng Phúc đi trong khuôn viên nhà máy. Ông Phúc đầy vẻ tự hào. Nhưng từ khi làm xe ô tô, người ta ít thấy ông Vượng xuất hiện trên báo chí.
Nếu như Vinfast làm xe chaỵ xăng, vừa làm vừa cải thiện, vừa sản xuất những thứ mà Việt Nam có thể làm được. Trong vài năm xe xăng của Vinfast sẽ ổn định hơn, giá cả sẽ dễ chịu hơn, với tinh thần yêu nước có lẽ nhiều người dân Việt Nam sẽ vui vẻ khi sắm xe. Thực tế thì xe xăng của Vinfast cũng đang bán được.
Nhưng Vinfast bất ngờ lại đi vào cuộc chơi lớn hơn, khó khăn hơn đó là làm xe điện.
Tôi nghĩ chẳng phải ông Vượng muốn làm xe xăng, cũng chẳng phải ông muốn làm xe điện. Ông bị ép phải làm. Những nhà lãnh đạo cao cấp của nhà nước Việt Nam muốn có một thứ gì rực rỡ xuất hiện trong thời kỳ họ lãnh đạo. Thông qua tập đoàn nhà nước không được, họ thông qua tập đoàn tư nhân thực hiện điều đó. Ông Vượng là người được chỉ định làm những điều vậy.
Tại sao ông Vượng không tiếp tục làm xe xăng, khi mà thị phần ở Việt Nam rất tiến triển?
Tôi nghĩ tại vì những hãng xe của Nhật , Hàn đang lắp ráp ở Việt Nam đã tác động chính phủ để họ không mất thị trường tại Việt Nam. Đặc biệt là người Nhật.
Chúng ta hãy nghĩ đến một nhân vật giang hồ mạng có tên Khá Bảnh. Cậu ta cầm bảng lô, đề. Một tội mà ở Việt Nam nhiều nhan nhản ở mọi ngóc ngách thành phố đến làng quê. Có lẽ cậu ta là người duy nhất ở Việt Nam lãnh án 10 năm tù vì tội chủ lô đề. Nhưng khi cậu ta bị bắt vì tội lô đề, báo chí và điều tra lại hỏi cậu ta nhiều về việc tại sao đập và đốt xe Hon da PCX để dùng xe của hãng Pega.
Chỉ tiêu của Dương Thaco là bán 120 nghìn xe trong năm 2023, trong đó là 95 nghìn xe con. Xe ô tô của Thaco chủ yếu nguồn gốc từ Nhật, Hàn.
Hàn và Nhật, Sing là những nước luôn đứng đầu trong danh sách các nước đầu tư vào Việt Nam. Kế sau 3 nước này là Trung Quốc. Nhưng về xe hơi thì đương nhiên Hàn và Nhật là hai nước có thị phần bá chủ ở Việt Nam.
Người Nhật, Hàn đã thao túng kinh tế và chính sách của Việt Nam từ nhiều năm nay, doanh nghiệp Nhật còn biết đến cả hối lộ cho quan chức Việt Nam như vụ đường sắt đô thị tuyến 1, dự án đại lộ Đông Tây. Các quan chức Việt Nam kể cả vợ con nếu sang Nhật có được tiếp đón long trọng từ sân bay, nếu có nhu cầu chữa bệnh đều được cung ứng tận tình.
Nhường thị phần xe xăng cho các hãng Nhật, Hàn. Vinfast làm xe điện mang chuông đi đánh xứ người. Mong ước mang tiếng tăm của Việt Nam ra khắp toàn cầu, chinh phục cả Âu, Mỹ.
Xe hơi Việt Nam và những biệt thự là đặc sản của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Suýt chút nữa thời ông Phúc vắc xin Việt Nam và Kist test thành những thứ kỳ tích mà thế giới nghẹo hết đầu vì kính nể.
Khi ông Dũng rời đi, để lại một số tập đoàn nhà nước ngắc ngoải.
Khi ông Phúc rời đi, ông để lại một số tập đoàn tư nhân thoi thóp.
Nếu những lãnh đạo của đảng CS còn ham những tiếng vang bằng những thành tựu, kỳ tích như trên. Khi đảng cộng sản này rời đi.
Chắc hẳn họ để lại cả dân tộc , đất nước này hấp hối.
--------------
Nhận xét
Đăng nhận xét