Phòng chống tham nhũng-nộp tiền tha mạng?
Sáng ngày 12 tháng 1 năm 2023, chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
- Một số các đồng chí mà thấy có dấu hiệu vi phạm, mà các cơ quan kiểm tra đến thì..thì ..thôi xin tự giác nhận khuyết điểm, nộp lại mà...cái số..của cải vật chất mà đã bị cơ quan kiểm tra giám sát ấy, ta có nên khuyến khích, có gì không? Hay là cứ phải đè nhau ra để xử lý, để đi tù hoặc thì là ..mới là hay. Đấy là nhân văn ấy,nhân đạo, nhân ái, nhân tình. Mà vẫn đủ sợ. Đó là phát huy quyền làm chủ của dân lên, chứ mà chỉ dùng các cơ quan à ừ công an, toà án, các cái cơ quan có quyền trong tay xử lý...
Thực sự thì nghe kỹ và phân tích kỹ đoạn phát biểu này của ông Trọng, nội dung tình cũng không ra tình, lý không ra lý, cơ quan xử lý cũng chẳng ra cơ quan xử lý, quyền làm chủ nhân dân cũng không có ở đây. Đoạn phát biểu cho thấy sự độc tài, đứng trên tất cả mọi thứ hệ thống pháp luật của ông thì đúng hơn, một dạng thể hiện chủ nghĩa độc tài duy ý chí.
Ở đoạn ông nói khuyến khích tự giác nộp tiền. Nhưng ông chỉ nói đến nộp lại số của cải mà đã bị cơ quan kiểm tra giám sát. Có nghĩa là đối tượng chỉ cần nộp lại tiền trong vụ việc nào đó mà cơ quan kiểm tra đang làm. Còn vụ khác cơ quan kiểm tra chưa làm thì thôi, được bỏ qua. Lúc nào họ kiểm tra đến mình vụ nào thì nộp vụ đó.
Việc nộp lại này sẽ được tiếp nhận theo quy định nào của pháp luật? Cơ quan kiểm tra của đảng có quyền tiếp nhận tiền nộp lại của đối tượng tham nhũng không ? Có biên lai, biên bản không ? Tiền ấy ban kiểm tra nộp sang ngân sách nhà nước hay ngân sách đảng? Lý do nộp là gì?
Thử hỏi giả dụ một bạn đọc ở đây là một cán bộ tham nhũng trong một vụ án, đầu tiên uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến, bạn muốn nộp tiền và nhận tội để được tha không phải ra công an hay toà án như ông Trọng nói thì bạn nộp ở đâu. Đảng đã có quy định hướng dẫn việc này chưa?
Rõ là chưa có. Vậy thì bạn nộp cho ban kiểm tra trung ương.
Ban KTTW thuộc đảng, không phải của nhà nước. Tiền bạn tham nhũng là tiền của nhà nước. Sao bạn lấy tiền của nhà nước rồi lại nộp cho đảng? Trên thế giới này không ở đâu có chuyện kỳ quái là công chức tham nhũng lại nộp tiền ấy cho đảng của mình khi bị các đồng chí trong đảng phát hiện cả.
Nhưng nếu bạn nộp cho công an, lý do nộp là tham nhũng. Công an phải có hồ sơ vụ tham nhũng ấy trước, hoặc khi bạn nộp họ hỏi lý do nộp, từ đó họ lập hồ sơ đối tượng tự giác ra báo cáo việc làm vi phạm pháp luật và giao lại tiền tham nhũng. Rồi khi nộp xong, uỷ ban kiểm tra không xét tội bạn, công an không xét tội bạn nữa. Vụ án khép lại như chưa hề xảy ra?
Vụ án khép lại như thế cũng được, nếu như đảng là đối tượng bị hại trong vụ việc bạn tham nhũng và tiền nộp về cho đảng qua ban kiểm tra trung ương nghe cũng lọt.
Xưa nay chưa ai tham nhũng tiền của đảng mà bị đưa ra xử cả, mặc dù ngân sách đảng chi ra để tổ chức đại hội, để tuyên truyền bị nâng giá rất nhiều. Ví dụ một đảng viên được tổ chức đảng sai đi mua bó hoa 300 nghìn để trang trí hội nghị đảng uỷ phường bị khai thành 500 nghìn, việc này bị uỷ ban kiểm tra của đảng phát hiện, bạn nộp lại 200 nghìn, đảng tha cho bạn. Nhân dân chúng tôi không ý kiến gì.
Nhưng nếu bạn tham nhũng, tiêu cực như dạng Việt Á. Cùng nhau nâng giá thiết bị, vật tư y tế lên gấp 5 lần chẳng hạn. Nhân dân là người bỏ tiền mua. Thế số tiền chênh 4 lần ấy bạn nộp lại cho nhà nước, rồi bạn được tha. Thế khác mẹ gì khuyến khích cán bạn cứ thế mà làm, đảng không biết thì bạn xơi, đảng mà biết bạn nộp lại cho đảng và nhà nước. Bạn còn có công là đi cướp tiền của nhân dân về cho đảng và nhà nước đằng khác, đảng không dùng toà án xử bạn cũng đúng.
Tuy nhiên khi bạn nâng giá lên 5 lần như thế, nhân dân người ta chỉ đủ tiền chi trả cho 2 lần, họ không đủ, họ ốm mà chết. Thì phát huy quyền làm chủ nhân dân như ông tổng bí thư nói là ở chỗ nào. Hay nói cho nó sang mồm, mị dân?
Ví dụ khác là cái xe gía tốt giá 10 đồng , nhà nước mua để phục vụ nhân dân, bạn mua xe xấu giá 5 đồng, khai thành 10 và ăn 5 đồng, bị phát hiện trả lại 5 đồng. Cái xe xấu ấy trọng tải của nó không đáp ứng mục đích, không chở được nhân dân, mà chỉ chở được ngan vịt. Lúc ấy làm thế nào, nhân dân ốm đau đi bộ , còn kiếm cái nông trại nuôi gia cầm nào mà cho họ sử dụng xe chăng?
Cho nên chuyện tham nhũng không phải chỉ là tiền chênh lệch, mà còn có những hệ quả xấu khác đi theo về vật chất, tinh thần, thể xác của người dân. Sao mà đảng lại tuỳ tiện bỏ qua, khiến những cơ quan hành pháp, tư pháp do đảng lãnh đạo là toà án, công an, viện kiểm sát cũng thế mà bỏ qua theo. Ông Trọng nói thế là ông đã đứng trên pháp luật, trên nhân dân mà quyết định thế. Chẳng có tí quyền dân chủ của người dân nào ở trong phát biểu của ông. Thậm chí quyền làm chủ của dân bị chính ông tước đoạt. Ông mới là người phạm tội vì tước đoạt quyền làm chủ của nhân dân, nói đúng hơn là chính ông đang tham nhũng quyền lực nếu ông tha cho những đảng viên của ông tham nhũng tiền của nhân dân, đất nước.
Nhân dân và đất nước không phải là vật để ông mượn trong trò chơi vương quyền của ông. Không thể để ông hả hê, sung sướng kiểu
- Về hưu rồi mà vẫn bị kỷ luật, thế có đau chưa?
Hoặc kiểu vỗ về.
- Tự giác nộp tiền đi, để dùng công an, toà án đưa đi tù đâu phải là hay.
Nếu ông không phải là kẻ tham nhũng quyền lực, không phải coi pháp luật chỉ là công cụ củng cố quyền lực cho bản thân. Ông nói những lời trên chỉ là biện pháp nghiệp vụ, ông dỗ dành bọn tham nhũng nhận tội, nộp tiền để chúng mắc bẫy không chối cãi được, bớt thời gian điều tra, kiểm tra. Sau đó ông vẫn đưa chúng ra toà phán tội, về việc tự nhận và nộp lại được tính điểm khoan hồng lớn gấp 3, 4 lần vụ hình sự thông thường cũng được.
Hy vọng ông nói thế là để lừa bọn đồng chí cấp dưới của ông sớm chui đầu vào rọ, đỡ mất công kiểm tra, điều tra. Như thế rất thán phục ông nưã đằng khác.
Nhận xét
Đăng nhận xét