Mối nguy của tổng Trọng.

 Một sự thật mà nhiều người không đánh giá đến, là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể bị hạ bệ bất cứ lúc nào.

Thường ai cũng nghĩ ông Trọng đang ở quyền lực đỉnh cao, ai cũng sợ và có nhiều người trung thành với ông. Hãy thử phân tích xem quyền lực ông có được do đâu.

Thứ nhất từ ủng hộ Trung Quốc

Thứ hai từ ủng hộ của mọi tầng lớp xã hội.

Thứ ba từ phe phái trung thành mà ông gây dựng được.

Về sự ủng hộ của TQ cũng có mặt trái của nó, ông Trọng tuổi đã cao và sức khoẻ yếu, ông có thể ra đi bất cứ lúc nào. TQ không thể không tính đến việc chọn người thừa kế ông, người ấy phải đảm bảo giữ được mối quan hệ anh em như ông Trọng đang làm tốt. Điều kiện nữa là người ấy phải đủ tuôỉ và sức khoẻ để duy trì được tình trạng ổn định lâu dài. Với tình trạng sức khoẻ và tuổi tác của ông Trọng như hiện nay, họ rất cần Việt Nam chọn được người phù hợp kế nhiệm. Hiện nay nhiều ứng cử viên vì muốn chức tổng bí thư, đang nỗ lực làm mọi điều để Trung Quốc công nhận. Một khi ứng cử viên nào đó được TQ công nhân, chuyện ông Trọng về giữa kỳ là hoàn toàn có thể xảy ra. Như thế quyền lực của ông Trọng có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào khi mà có ứng cử viên được chọn. Cho dù không chuyển giao ghế tổng bí thư, thì ứng cử viên được chọn vẫn là người quyền lực nhất, mọi phe phái sẽ đổ xô về ứng cử viên đó lấy lòng , tạo quan hệ.

Về sự ủng hộ của mọi tầng lớp trong xã hội, cái này chỉ mang tính chất hình thức, người ta có thể quay ngoắt hoặc lạnh nhạt ngay lập tức với ông, hơn nữa với thể chế độc tài mà dân chủ bị tập trung thì những ủng hộ trong mọi giai tầng xã  hội chẳng là gì cả.

Thứ ba là phe phái trung thành với ông Trọng, thẳng thắn mà nhìn sự trung thành này không xuất phát từ lý tưởng, cho nên nó dễ thay đổi bất cứ lúc nào tuỳ theo lợi ích và tình thế. Ông Trọng đang chơi ván bài taọ quyền lực đầy mạo hiểm. Đó là ông tạo ra cho các phe phái cắn xé nhau, đây là cốt lõi trong thuật cai trị cộng sản dưới cái gọi là đấu tranh giai cấp, tức luôn tạo ra những mâu thuẫn để cấp dưới muốn hại nhau, mình đứng ung dung ở trên làm người phán xử. Ví dụ ông chia nội bộ ra làm 5 phe kình địch nhau. 5 phe luôn đưa đơn tố cáo nhau. Ông chỉ cần phán một phe nào đó chết, tức khắc 4 phe kia đồng tình vì nghĩ loại được phe cạnh tranh nào tốt phe ấy. 4 phe ấy sẽ xúm vào tung hô, ủng hộ ông. Ông đã mất một nhiệm kỳ đầu tiên để cho hai phe Tư Sang, Ba Dũng đấu nhau và rút cục cả hai về, còn ông ở lại. Ở nhiệm kỳ sau ông tiếp tục phân chia các phe như Xuân Phúc, Đại Quang, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, Trương Hoà Bình, Nguyễn Hoà Bình và Tô Lâm. Đến nhiệm kỳ 13 ông để Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, Tô Lâm, Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú thành các thế lực tranh giành nhau.

Ông còn đủ sức duy trì các sứ quân cân sức ngang ngửa đấu đá nhau, ông còn quyền lực.

Nhưng nếu vài nhóm sứ quân liên kết với nhau, thoả thuận nhau chọn ra được người kế nhiệm, ông Trọng sẽ về ngay trong một hội nghị trung ương hoặc bệnh tật mà chết.

Như bài trước đã viết có tên Đất Có Thời , Dân Có Vận. Thiên hạ đang chia thành nhiều phe, chẳng hạn như phe Hưng Yên, Tây Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá và một số vùng miền khác như Quảng Nam, Long An...

Lúc ông Phúc nhận quyết định phải về khi ông đang ở thế người kế nhiệm chức tổng bí thư, ông Trương Tấn Sang vào những ngày 11,12, 13 xuất hiện ở Hà Tĩnh, sau đó là Hưng Yên. Rồi ông Sang về gặp một số nhà báo trước Tết nguyên đán. Đây cũng là thời điểm tay hòm chìa khoá của phe ông là Nguyễn Cao Trí bị công an bắt kín không công bố.

Ông Sang đang ráo riết xây dựng người kế nhiệm ông Trọng. Nói trắng ra là ông Sang đang mưu đồ quy tụ các thế lực để lật đổ ông Trọng để tìm người thay thế đảm bảo được lợi ích cho cánh của ông. Hiện giờ ông Sang có sự ủng hộ  của một số tỉnh phía Nam như Long An, Quảng Nam, Tp HCM, Bình Dương. Mảnh đất Hà Tĩnh nơi có nhiều uỷ viên trung ương đương chức gần như là căn cứ địa thứ hai của ông Sang. Nếu ông sắp xếp được với phe Hưng Yên, chắc chắn Tây Ninh cũng sẽ hùa theo. Lúc ấy việc bàn bạc với phe Nghệ An sẽ dễ dàng hơn. 

Ông Sang chỉ cần đi vận động, sắp xếp với những phe phái lớn. Còn các phe phái nhỏ không thể đi hết, ông dành việc đó cho cánh báo chí truyền thông của ông, họ sẽ đưa thông điệp giúp ông đến những phe kia.

Cánh báo chí của ông Sang và ông Phúc đang chỉ trích ông Trọng trên mạng xã hội về việc bắt bớ và hạ bệ uỷ viên trung ương đảng, uỷ viên bộ chính trị tùy tiện theo ý cá nhân, làm cho các quan chức sợ hãi, chán nản không dám làm việc. Đòi hỏi ông Trọng phải chịu trách nhiệm cùng ông Phúc. Thông điệp của những bài viết này muốn gửi đi đến các uỷ viên trung ương, các phe trung dung rằng.

- Nếu để ông Trọng làm tiếp thì số phận của các bạn rất bấp bênh và không kiếm chác gì được, hãy cùng chúng tôi hạ bệ ông ấy xuống, chúng ta sẽ có một lãnh đạo mới, biết cách sắp xếp, phân chia hài hoà lợi ích, mà không ai phải bị xử tuỳ tiện cả. Yên tâm đến với chúng tôi.

 Qua việc những người Hưng Yên nắm bộ công an đến giờ vẫn chưa sờ đến những nhà báo cánh ông Sang, Phúc vì những sai phạm tiêu cực trước kia, trái lại còn dung túng để họ tha hồ viết bài chỉ trích ông Trọng, đòi hỏi ông Trọng phải từ chức. Chiều hướng ấy có vẻ đang lan rộng, cho thấy những người Hưng Yên cũng đang cân nhắc đề nghị của người sắp xếp Trương Tấn Sang.

Yếu tố Trung Quốc không thành vấn đề, việc thoả thuận gìn giữ ổn định với họ đương nhiên sẽ được đảm bảo. Hà Tĩnh và Hà Giang là hai cầu nối thuận tiện với Trung Quốc mà ông Sang đã tính trước.

Ứng cử viên mà ông Tư Sang lựa chọn, vì để thuận lợi sẽ không động chạm đến phe lợi ích các phe cũ.

Lần đầu tiên trong mười mấy năm làm tổng bí thư, chưa bao giờ có những chỉ trích ông Trọng từ những người như Hoàng Hải Vân, Hồ Thu Hồng...làn sóng chỉ trích ấy đang được lan toả. Dấu hiệu của những cơn sóng đang trỗi dậy....khi nó đánh thức hay liên kết được với những cơn sóng khác, số phận chính trị của Nguyễn Phú Trọng chấm dứt vào một ngày không xa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khi doanh nhân nói lời vĩnh biệt.

Cộng sản trung lập

Lính vớ vẩn.