Nợ công giờ thế nào?

 Trước đây nợ công được nhắc đến rất nhiều, nhưng chẳng hiểu sao vài năm gần đây không thấy ai nhắc đến nữa. Chợt nhớ có giai đoạn người ta nhắc nợ công như cảnh báo một điều gì đó ghê gớm như động đất sắp đến. Nào mỗi đứa trẻ con sinh ra đã phải gánh 35 đến 40 triệu tiền nợ công.

Bây giờ không thấy ai cảnh báo nữa.

Có phải nợ công đã được giải quyết rồi không, có phải chúng ta nên ăn mừng vì không phải lo đến món nợ này nữa không?

Nợ công giảm do chính phủ chi tiêu thắt chặt, tính toán kỹ là một phần. Một phần là do dịch cúm Covid khiến việc vay nợ trở nên khó khăn hơn trước. Phần nữa là nợ nhiều quá chưa trả.

Việt Nam năm 2021 trả nợ nước ngoài khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 22 % tổng thu ngân sách nhà nước.

Năm 2012 Việt Nam xuất khẩu trị giá 336 tỷ usd. Có nghĩa phải trích ra 23,5 tỷ usd để trả nợ nước ngoài.

Nếu các bạn là doanh nghiệp xuất khẩu, mỗi năm bạn phải trả 7% trong tổng số hàng bạn xuất đi ở thời buổi này có khó khăn không? Chắc chắn là quá khó khăn luôn. Vấn đề với nhà nước, chính phủ còn khó khăn gấp bội lần. Vì tổng kim ngạch xuất khẩu là của bao nhiêu công ty đâu phải chỉ nhà nước, còn của khối tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài nữa. Riêng khu vưc có vốn nước ngoài và dầu khí xuất khẩu đã là 247 tỷ, chiếm 73%.  Báo chí không hiểu sao lại gộp khu vực vốn nước ngoài với dầu khí, cho nên khó định được dầu khí xuất khẩu thu được bao nhiêu. Chắc do các mỏ dầu của Việt Nam giờ đều có nước ngoài cổ phần nên phải tính chung như vậy.

Các doanh nghiệp nhà nước khác đa phần lỗ vốn, hoặc có lãi do kinh doanh trong nước, phần xuất khẩu của doanh nghiệp nhà nước ngoài khoáng sản, dầu khí ra chẳng chẳng đóng góp là bao, có khi là còn chẳng có.

Nếu các chủ nợ cứ nhìn con số xuất khẩu mà băm 7% lấy lại nợ thì thực sự quá gay go cho nhà nước Việt Nam. Chắc hẳn nhà nước, chính phủ Việt Nam phải lấy nguồn tiền nào đó để bù vào khoản này.

Chưa hết, Việt Nam còn phải dành 22% tổng thu ngân sách nhà nước để trả nợ nước ngoài nữa. Tức lấy 7% xuất khẩu rồi, còn phải thêm 22% tổng thu ngân sách nhà nước. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2021 là 1.563 tỷ.  22% của số này là 34 nghìn tỷ. Ngân sách nhà nước còn phải tái phân bổ cho các tỉnh thành và các bộ ngành, chi tiêu công....rất nhiều thứ và luôn bị thâm hụt.

Suy ra mỗi năm gần đây  Việt Nam phải trả nợ nước ngoài 25 tỷ usd. Số này là trả lãi và trả cả vào phần gốc.

Thời ông Dũng số tiền dư nợ năm 2015 cuối nhiệm kỳ là 1.759.035,48 tỷ đồng. GDB 340 tỷ usd.

Cuối thời ông Phúc số dư nợ  năm 2020 là 3.016.287,89 tỷ đồng. GDB 343 tỷ usd.

Một năm đầu tiên của ông Chính làm thủ tướng, năm 2021 dư nợ là 3.226.046,16. Thực ra đến hơn nửa năm, tận tháng 8 ông Chính mới nắm quyền trọn vẹn. GDB năm 2021 là 362 tỷ usd.

Vậy là GDB từ thời ông Dũng đến 5 năm nhiệm kỳ của ông Phúc không tăng là bao. Nhưng số dư nợ đã tăng gần gấp đôi.

Nói tóm lại là làm không ra, nợ mỗi ngày một lớn. Tiền lãi các khoản vay và phát hành trái phiếu cũng thế mà tăng. Nhà nước Việt Nam lại tính chuyện đảo nợ, phát hành trái phiếu mới để hoán nợ, mà đã phát hành thì lãi suất phải cao hơn, các chủ trái phiếu quốc tế mới ok. Hoặc điều kiện gì đó có lợi cho họ. Như vậy nhà nước Việt Nam cũng lâm vào cảnh như các tập đoàn Việt Nam phát hành trái phiếu đang bị nhà đầu tư trong nước ( loại nhân dân có tiền ). Năm 2021 đã định phát hành, nhưng thăm dò chẳng ai mặn mà gì mua. Nên đành kiếm cớ nói thác là thời điểm chưa thích hợp.

Tuy nhiên nhà đầu tư bị bắt bỏ tù, nhà đầu tư trong nước chỉ còn cách in áo mặc, in băng rôn đi ngoài đường kêu ca. Chứ nhà đầu tư nước ngoài chắc hẳn họ không phải đòi tiền kiểu khổ sở như thế.

 Một điều rất lạ là từ thời ông Phúc, đến thời ông Chính đều sử dụng những loại như Nguyễn Đức Kiên  làm thành viên cố vấn.  Chuyên môn của Kiên ở các thời là lý luận việc đi vay tiền, phát hành trái phiều, thời nào làm thủ tướng hắn cũng khuyên đi vay tiền, phát hành trái phiếu là thích hợp thời điểm lãi suất nhẹ nọ kia. Còn một kẻ đợi chính phủ nghe lời Kiên là chầu sẵn tìm bọn cho vay lãi quốc tế cho Việt Nam vay để ở giữa ăn hoa hồng là Don Lam. Điều này nói lên rằng chính phủ Việt Nam ngày càng khát tiền hơn, như con nợ không còn lối thoát, tìm cách vay chỗ nọ, đập chỗ kia. Nên những kẻ như Nguyễn Đức Kiên, Don Lam vẫn còn đất để được trọng dụng.

GDB không tăng, dư nợ công lại tăng gần gấp đôi.  Kỳ lạ là chẳng thấy ai xôn xao lo lắng như trước kia về nợ công nữa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khi doanh nhân nói lời vĩnh biệt.

Cộng sản trung lập

Lính vớ vẩn.