Truy tố bị can đang bị truy nã.

 Thường việc truy tố chỉ thực hiện khi bị cáo, bị can đang nằm trong sự quản lý của cơ quan công an. Ví dụ như tạm giam hoặc tại ngoại.

Trường hợp bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang được đưa vào diện truy tố vắng mặt. Điều này chưa từng có trong lịch sử ngành tư pháp Việt Nam.

Cơ quan điều tra xác định bà Nhàn đã hối lộ hàng chục tỷ đồng cho các quan chức tỉnh Bình Dương. Nếu theo quy định thì những người nhận hối lộ này sẽ phải lĩnh mức án tử hình.

Bà Nhàn bị truy tố trong vụ xây dựng bệnh viện Đồng Nai cách đây hơn 10 năm, cơ quan công an kết luận công ty AIC của bà Nhàn đã trúng thầu với tổng số tiền là 665 tỷ, hưởng lợi 148 tỷ.

Hưởng lợi ở đây là như thế nào thì không thấy nói rõ. Lợi bất chính hay lợi hợp pháp ? 

Ai làm ăn cũng phải có lợi họ mới làm. Trong trường hợp này nếu có công ty nào đã bỏ giá thầu 517 tỷ, nhưng bà Nhàn do hối lộ 14,5 tỷ mà trúng thầu. Số tiền hưởng lợi bất chính của bà sẽ là hơn 130 tỷ. Tuy nhiên nếu AIC bỏ thầu 665 tỷ thấp hơn giá các đơn vị khác thì đây sẽ là vấn đề về thuế cho mức lãi mà họ có được khi thực hiện dự án. Số lãi này là hợp pháp khi đã đóng thuế.

3 năm trước đại tá Vũ Hồng Văn sinh năm 1976 ở Hưng Yên, vốn là em vợ ông bộ trưởng Tô Lâm được điều về làm giám đốc công an tỉnh Đồng Nai, khi về đến Đồng Nai, hình ảnh đại tá Văn được báo chí ca ngợi như một người hùng giản dị để nhằm che khuất việc ông này không có đào tạo chuyên môn, học vấn như người khác. 

Vụ xây dựng bệnh viện Đồng Nai được khai quật lại. Cựụ bí thư, chủ tịch Đồng Nai đã bị bắt, vụ án AIC với Đồng Nai đã vào guồng. Đại tá Văn được thăng hàm thiếu tướng và thăng chức Cục trưởng an ninh chính trị nội bộ.

Có lẽ Vũ Hồng Văn là tướng lĩnh so với người tiền nhiệm và  người kế nhiệm ít tuổi nhất và ít học nhất nhưng lại thân thiết với bộ trưởng công an nhất. Ông xuất thân từ lính công an nghĩa vụ làm nhiệm vụ dẫn giải tội phạm, bảo vệ toà, canh gác cơ quan hoặc nhà riêng lãnh đạo. Ông lẹt đẹt làm lính cho đến năm 2010 khi ông Tô Lâm được thăng chức thứ trưởng bộ công an, ông Văn mới được chức tước đầu tiên là phó phòng tổ chức cán bộ thuộc bộ tư lệnh cảnh sát cơ động. Trong vòng chưa đến 10 năm, từ lính nghĩa vụ cảnh sát ông Văn đã thành phó chính uỷ, kiêm cục trưởng chính trị bộ tư lệnh cảnh sát cơ động.

Đến năm 2021 ông Văn đã mang hàm thiếu tướng, trẻ nhất trong số tướng lĩnh công an, trúng cử đại biểu quốc hội và đến 2022 ông đã giữ chức cục trưởng cục an ninh chính trị nội bộ.

Người kế nhiệm ông Văn làm giám đốc công an Đồng Nai là ông Nguyễn Sỹ Quang, sinh năm 1970, hơn ông Văn 6 tuổi. Ông Quang có nền tảng bài bản, ông tốt nghiệp đại học an ninh nhân dân ( nay là học viện ), ông có hàm thạc sĩ luật, cử nhân An Ninh Điều Tra.

So sánh mọi thứ từ quá trình, kinh nghiệm và học thức  giữa ông Quang với ông Văn, có thể thấy việc ông Văn đưa về Đồng Nai là để thực hiện nhiệm vụ moi ra vụ bệnh viện Đồng Nai  với AIC là chủ yếu. Ông Văn phải cắm trụ lại Đồng Nai 3 năm, thời gian lâu nhất dậm chân tại chỗ như thời làm phó chính uỷ chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cảnh sát cơ động. Cắm dùi đến khi hoàn thành nhiệm vụ lât lại vụ AIC ở Đồng Nai, ông Văn được đưa lên làm cục trưởng an ninh chính trị nội bộ. Một cơ quan nắm giữ những bí mật trong nội bộ nhà nước CHXHXN Việt Nam.

Nhìn lại việc đưa ông Văn về Đồng Nai ém sẵn từ năm 2019 để đến hôm nay đưa vụ bà Nhàn xử lý pháp luật, khiến cho những kẻ cấp cao khác liên quan đến bà Nhàn phải lo thop thóp. Phải giật mình mà khâm phục tầm nhìn xa, mưu trí và bài bản của bộ trưởng Tô Lâm. Có lẽ ông Tô Lâm đã dự liệu từ năm 2019 ai sẽ vào tứ trụ ở đại hội đảng tổ chức năm 2021, ông cho người mật phục sẵn để tóm những điểm yếu, khe hở, gót chân của chúng. Dù chúng có là thủ tướng hay chủ tịch quốc hội đi nữa, giờ đây sinh mạng chính trị của chúng, bí mật sai phạm của chúng đều nằm ở cục bảo vệ chính trị nội bộ BCA do một thiếu tướng, em rể của ông Tô Lâm nắm giữ.

Truy tố bị can đang bị truy nã, bắt cóc đối tượng truy nã đang xin tị nạn ở nước ngoài. Ông Tô Lâm đã làm hai điều mà trước đây chưa có bộ trưởng công an nào thực hiện được. Tất nhiên còn nhiều điều nữa, nhưng truy tố bà Nhàn và bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh là những điều đặc biệt nhất, nó phá vỡ mọi quy tắc, khuôn khổ và giáo điều. Nếu kể thêm thì còn có trường hợp đột tử chết trong tù của những yếu nhân như Trần Bắc Hà và các đối tượng ở vụ Vạn Thịnh Phát vừa qua. Tất cả nói lên phẩm chất lãnh tụ của ông Tô Lâm, một người dám làm mọi thứ để đạt được mục đích.

Vụ Đồng Tâm thì chưa rõ trách nhiệm của ông, nhưng nhà báo Quốc Phong thuộc phe Nguyễn Công Khế có status trên Facebook cá nhân bóng gió nói rằng ông không chủ mưu, thậm chí ông còn muốn ngăn cản và rất buồn sau khi vụ Đồng Tâm nổ ra. Đến nay Nguyễn Công Khế thoát tội lăng xê, vận động vụ Việt Á cũng như không bị sờ đến chuyện bán trụ sử báo Thanh Niên cho Bùi Thành Nhơn cũng là dấu hỏi tại sao ông Tô Lâm không làm.

Ông Tô Lâm xuất sắc trong những mưu đồ kiểm soát và triệt hạ, thanh trừng nội bộ. Dưới thời ông tướng lĩnh công an thuộc phe khác cả một đống vào tù, các bộ trưởng, quan chức cấp cao vào tù nhiều không nhớ hết. Đó là chuyện của ông với các đồng chí của ông.

Nhưng những nhà đấu tranh cho tự do và nhân quyền Việt Nam phải biết một điều, ông Tô Lâm còn từng là lãnh đạo an ninh xuất sắc nhất trong BCA trong vòng 2 thập kỷ từ 1990 đến 2010. Ông đã tổ chức được mạng lưới tình báo, đặc tình cài cắm trong mọi tổ chức đấu tranh ở hải ngoại cũng như quốc nội. Mọi hoạt động, đường lối, kế hoạch của các tổ chức đấu tranh trong cũng như ngoài nước luôn trong tầm kiểm soát của ông. Đặc biệt là những tổ chức đấu tranh hoạt động ở Mỹ. Ông hiểu rõ yếu điểm , ưu điểm của những tổ chức trong và ngoài nước cũng như biện pháp ngăn chặn hoặc tiêu diệt dứt điểm. Đến khi nắm chức bộ trưởng công an, nhận thấy để dành thời gian và mưu trí tập trung cho việc xây dựng quyền lực, thanh toán đối thủ ( và diệt trừ một số quan chức tham nhũng, doanh nghiệp gian dối, cái này cũng phải ghi nhận ) cần phải dẹp triệt để làn sóng đấu tranh dân chủ, tự do, nhân quyền. Tận dụng quốc tế có nhiều biến động trong nội bộ các nước hoặc khu vực, quan tâm nhân quyền cũng như hỗ trợ kinh tài cho các tổ chức đấu tranh dân chủ thay đổi.  Ông đã cho bắt bớ hàng loạt những người đấu tranh và kết cho họ mức án dài đằng đẵng, kèm theo việc khi thi hành án tù cho họ thực hiện ở những nơi xa nhà hàng nghìn cây số. Triệt tiêu kinh tế cũng như tinh thần giới đấu tranh. Những điều này thẳng thắn mà nói, đã rất hiệu quả.

Ý kiến chủ quan của cá nhân tôi thì những người đấu tranh nên tránh đối đầu trực diện với chế độ lúc này, với thực tế hiện tại thì tốt nhất là ngồi quan sát và bình luận về cái gọi là đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu của của đảng CSVN đang phát động.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khi doanh nhân nói lời vĩnh biệt.

Cộng sản trung lập

Lính vớ vẩn.