Ông Trùm đất Mỹ gặp ông Trùm đất Việt. Phần 1
Ông trùm đất Mỹ trong câu chuyện này tên thật là Dương Tử Trung, tên Mỹ là David Dương.
David Dương sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, bố của ông ta từng có một hãng giầy ở Việt Nam. Giữa thập niên 70, gia đình ông sang Mỹ và bắt đầu khởi nghiệp lại bằng nghề nhặt rác, theo năm tháng từ một chiếc xe tải nhỏ gom rác đến ngày nay David Dương đã trở thành ông vua rác ở thành phố San Fransico. Mới đây vào năm 2021 công ty của ông tái thành công ký hợp đồng trị giá 1,2 tỷ usd với thành phố.
Nghề rác ( thu gom, xử lý, chế biến...) là một ngành nghề khá nhạy cảm, không phải đơn giản dễ dàng thành công, đặc biệt với người Việt. Ở Châu Âu những công ty thu gom rác đều là những thế lực rất mạnh. Để có được thành công như vậy trên đất Mỹ, con người của David Dương hẳn không hề đơn giản.
Nhưng núi cao còn có núi cao hơn, hay người ta nói cao nhân tất hữu cao nhân trị. David Dương có thể đủ bản lĩnh đương đầu với những ông trùm khác trên đất Mỹ, nhưng với một ông trùm người Việt sắp nói đây, hẳn David Dương phải ôm mối hận suốt đời.
Vào năm 1994 nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn đưa một ông trùmn truyền thông đình đám ở Việt Nam là Nguyễn Công Khế đến gặp David Dương. Để nhờ Dương thiết kế cho Khế gặp thị trưởng thành phố để Khế viết bài tạo uy thế , lấy phông bạt cho Khế ở Việt Nam.
Trọn và David Dương đều là thuyền nhân, sau biến cố 1975 gia đình David Dương bỏ lại nhà xưởng, máy móc phiêu bạt đến Mỹ lập nghiệp lại từ đầu với hai bàn tay trắng. Còn Trọn có đến 13 lần vượt biển. Trọn thành công với việc làm chủ đến 7 đài phát thanh tiếng Việt trên đất Mỹ. Thơ văn lai láng tràn trề, thơ của Trọn được phổ nhạc mười mấy bài đều do các nhạc sĩ có tên tuổi, mỗi tội chẳng có bài nào để dấu ấn cho đời. Tuy nhiên về mặt tổ chức sự kiện như những chương trình văn hoá, nghệ thuật thì Trọn khá đình đám và hoành tráng trên đất Mỹ.
Có lẽ để hoà hợp , hoà giải dân tộc cái con mẹ gì đó mà hai gã thuyền nhân tị nạn này quên rằng Khế chính là kẻ trong nhóm khởi xướng phong trào sinh viên miền Nam chống chế độ VNCH, góp phần cho hai gã phải khốn khổ xuống thuyền vượt biển bỏ lại quê hương sau lưng. May phúc mà còn sống và thành công, chứ lỡ đắm thuyền như bao người khác thì giờ chỉ có nghe bài Lời Kinh Đêm của Việt Dzũng.
Sau vụ làm quen và nhờ David Dương đưa gặp hai thị trưởng của hai thành phố San Francisco và Oaklan, Khế khéo léo kết thân thiết như anh em với triệu phú David Dương.
Năm 1998 Khế nhờ David Dương lo cho con gái được học tại trường Berkeley. Năm 2000 nhờ sự giúp đỡ của Dương, con gái Khế đã đến Mỹ nhập học và ở nhà em ruột David Dương. Tiếp đến khi con gái Khế học xong, David Dương nhận con gái Khế vào công ty làm việc để có điều kiện được định cư. Dương phải chi trả tiền bảo hiểm, tiền lương, bảo lãnh cho con gái Khế đủ điều kiện đón chồng sang. Cho đến tận khi con gái Khế đón em trai sang nữa. David Dương nghĩ rằng với ân tình lớn như thế, người anh em Nguyễn Công Khế chắc muôn đời ghi ơn.
Chắc Dương đi lâu quá, không còn nhớ dân giang hồ thường mỗi khi nhắc đến cảnh anh em hại nhau, họ thường nói
- Đm đúng là anh em cây khế.
Dựa theo câu chuyện cổ tích cây khế, tình anh em bèo bọt tráo trở thế nào.
Sau khi con gái Khế, con trai, con rể và cháu đã định cư tại Mỹ. Con gái Khế lợi dụng ảnh hưởng của bố đánh xe hơi cũ về Việt Nam kiếm bộn tiền, đến năm 2012 thâý con cái Khế đã ổn, công việc công ty chẳng làm mấy mà vẫn phải trả lương, trong khi chuyên chú vào buôn bán xe hơi kiếm bôn bạc. David Dương cho con gái Khế thôi việc vì e ngại những người làm khác trong công ty ảnh hưởng tâm lý.
Từ đây trở đi, ông trùm rác David Dương dần dần nhận những nhát dao chí mạng từ Nguyễn Công Khế. Có lẽ đến giờ David Dương vẫn nghĩ đó là tình anh em bị phản bội. Nhưng những người như Khế làm gì có anh em. David Dương thực ra với Khế chỉ là công cụ, một khi công cụ tự ý rời bỏ người chủ, tất sẽ phải bị trừng phạt.
Những đòn Khế giáng xuống David Dương đúng ra là đòn của ông trùm trừng phạt kẻ hầu, người hạ thì đúng bản chất sự việc hơn.
Còn nữa....
Nhận xét
Đăng nhận xét